Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

An Giang đứng trước cơ hội 'ngàn năm có một'

Ông Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Tỉnh ủy An Giang - nhấn mạnh, An Giang đang đứng trước thời cơ lịch sử để phát huy vị thế trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trở thành vùng kinh tế năng động, phát triển toàn diện. Sau hợp nhất với tỉnh Kiên Giang, tỉnh An Giang mới có dân số gần 5 triệu người, đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo lợi thế lớn về thị trường tiêu dùng và thu hút đầu tư.

Báo Tiền PhongBáo Tiền Phong14/07/2025

Chia sẻ Hội thảo định hướng phát triển kinh tế - xã hội, góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 vừa diễn ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho biết An Giang - Kiên Giang hợp lực (hợp nhất tỉnh) không chỉ mở rộng địa giới, còn tạo ra không gian cơ hội mới. Vùng đất này vừa đầu nguồn, vừa cuối sông, có rừng tràm, núi thiêng, kênh Vĩnh Tế, biển Tây, đảo du lịch; có đồng lúa, đất phèn, tôm - lúa luân canh, làng chài, làng nghề, lễ hội tôn giáo đa dạng...

An Giang giờ đây không chỉ là vùng nguyên liệu, phải trở thành vựa ý tưởng mới”, ông Hoan nói.

tp-phu-quoc.jpg
Một góc đặc khu Phú Quốc.

Ông Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Tỉnh ủy An Giang - nhấn mạnh, An Giang đang đứng trước thời cơ lịch sử để phát huy vị thế trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trở thành vùng kinh tế năng động, phát triển toàn diện. Với diện tích hơn 9.800 km², tỉnh hội tụ đủ các yếu tố “đồng bằng - đồi núi - biển đảo - biên giới”. Tỉnh có tiềm năng lớn về nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển, kinh tế biên mậu, logistics, du lịch và đô thị thông minh.

Sau hợp nhất với tỉnh Kiên Giang, tỉnh An Giang mới có dân số gần 5 triệu người, đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo lợi thế lớn về thị trường tiêu dùng và thu hút đầu tư.

img-4185-309.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu. Ảnh: Nhật Huy.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang cũng khẳng định, tỉnh có vị trí địa chiến lược quan trọng với vùng biển hơn 63.000 km², bờ biển dài 200km và đường biên giới giáp Campuchia gần 148 km, thuận lợi phát triển giao thương quốc tế. Đặc khu Phú Quốc cùng các đô thị động lực Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Hà Tiên và hai cảng hàng không kết nối quốc gia, quốc tế đang tạo xung lực tăng trưởng mới.

Theo ông Hải, sau sáp nhập, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt trên 8,1%, thuộc nhóm 17 tỉnh có tăng trưởng trên 8% cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng thương mại - dịch vụ tăng; hạ tầng giao thông, đô thị được đầu tư mạnh; an sinh xã hội đảm bảo; quốc phòng - an ninh giữ vững. Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh ủy An Giang thẳng thắn chỉ ra tỉnh có 9 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch trong 6 tháng đầu năm nay.

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh xác định mục tiêu đến năm 2030, An Giang trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, trung tâm kinh tế biển mạnh, đặc khu Phú Quốc đạt tầm quốc tế; vùng tứ giác Long Xuyên - Châu Đốc - Rạch Giá - Hà Tiên trở thành động lực phát triển công nghiệp, logistics, du lịch văn hóa - sinh thái, nông nghiệp - thủy sản - dược liệu công nghệ cao, kinh tế biên mậu...

img-4101-4465.jpg
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Tiến Hải phát biểu.

PGS, TS. Trần Đình Thiên - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng, Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng đang đứng trước cơ hội lịch sử “ngàn năm có một”. Tuy nhiên, cũng đầy thách thức, đòi hỏi tỉnh phải đổi mới tư duy, quyết liệt cải cách để phát triển nhanh và bền vững.

Ông Thiên nhận định, An Giang đang là “tọa độ bình yên” trong bối cảnh thế giới nhiều bất ổn, là điểm đến tin cậy cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, để phát triển đúng nghĩa, An Giang phải xây dựng năng lực phát triển mới, linh hoạt về chính sách, cải thiện khả năng thích ứng, đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số như một yêu cầu sống còn, nhất là với tỉnh có tỷ lệ thuần nông cao.

“Tỉnh cần xây dựng khát vọng trở thành cực tăng trưởng chiến lược của vùng, hội nhập quốc tế đẳng cấp. Trong đó, dựa trên 3 trụ đỡ hiện đại gồm đổi mới sáng tạo, thể chế hiệu quả, doanh nghiệp tư nhân năng động, trong một môi trường phát triển ổn định, mở, linh hoạt và cạnh tranh cao”, ông Thiên nói.

Hơn 300.000 tỷ đồng đổ vào hạ tầng Phú Quốc trước thềm APEC 2027

Hơn 300.000 tỷ đồng đổ vào hạ tầng Phú Quốc trước thềm APEC 2027

Phú Quốc và những lý do được chọn làm điểm tổ chức APEC 2027

Phú Quốc và những lý do được chọn làm điểm tổ chức APEC 2027

Phú Quốc được chuyển 45ha đất rừng để làm công trình phục vụ APEC 2027

Phú Quốc được chuyển 45ha đất rừng để làm công trình phục vụ APEC 2027

Nguồn: https://tienphong.vn/an-giang-dung-truoc-co-hoi-ngan-nam-co-mot-post1760044.tpo


Chủ đề: an giangPhú Quốc

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm