Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Chuyển đổi số không còn là khẩu hiệu

Từng được xem là vùng khó về hạ tầng công nghệ, giờ đây chính quyền và người dân các xã phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên đang chủ động bứt phá, biến chuyển đổi số thành động lực thiết thực trong phát triển kinh tế - xã hội. Không còn là khẩu hiệu, chuyển đổi số ở đây từng bước đi vào thực chất, hiện diện rõ nét trong đời sống và hoạt động quản lý của chính quyền...

Báo Thái NguyênBáo Thái Nguyên12/07/2025

Chị Nông Thị Biệt, Giám đốc Hợp tác xã Minh Anh livestream bán sản phẩm bonsai nấm linh chi.
Chị Nông Thị Biệt, Giám đốc HTX Minh Anh, livestream bán sản phẩm bonsai nấm linh chi.

Mỗi tối, chị Nông Thị Biệt, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Minh Anh, phường Bắc Kạn, lại chuẩn bị chân máy, điện thoại, các sản phẩm và nhanh tay chỉnh ánh sáng trên thiết bị để livestream bán hàng. Sản phẩm chị giới thiệu là nấm linh chi - một trong những sản phẩm đạt OCOP 3 sao của HTX.

Thay vì bán hàng theo cách truyền thống, giờ đây chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, chị Biệt tiếp cận hàng nghìn khách hàng. Những buổi livestream của chị thu hút hàng trăm lượt xem, đơn hàng đến từ khắp nơi giúp sản phẩm nấm linh chi bonsai Minh Anh được biết đến rộng rãi, góp phần tăng doanh thu cho HTX.

Bước ngoặt của HTX Minh Anh là khi được tham gia lớp tập huấn đào tạo kỹ năng số, dạy livestream, làm nội dung quảng bá sản phẩm nông nghiệp trên nền tảng số do Hội Liên hiệp Phụ nữ địa phương phối hợp tổ chức. Chính từ đây, những người tưởng như “xa lạ” với công nghệ đã tự tin sử dụng điện thoại thông minh để quảng bá, bán sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội.

Chị Nông Thị Biệt chia sẻ: Ngày trước tôi nghĩ mạng xã hội là để giải trí thôi. Giờ thì bán hàng online không chỉ giúp HTX tiêu thụ được nhiều sản phẩm, mà còn khiến khách hàng tin tưởng hơn vì họ tận mắt thấy quy trình sản xuất sản phẩm. 

Cùng với chuyển đổi số tại các hợp tác xã, ở cấp chính quyền quá trình chuyển đổi số cũng diễn ra mạnh mẽ. Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững và hiện đại hơn.

Hệ thống văn bản, thủ tục hành chính được số hóa, dịch vụ công trực tuyến phổ biến rộng rãi, giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và tiếp cận thông tin một cách minh bạch, nhanh chóng. Nhiều địa phương còn chủ động sáng tạo trong việc lan tỏa tri thức số đến cộng đồng.

Tại xã Bạch Thông, Đoàn Thanh niên xã đã triển khai mô hình “Tủ sách điện tử” và “Trang tin điện tử” nhằm đưa nguồn tài liệu hữu ích đến gần hơn với người dân. Thông qua hệ thống mã QR được gắn tại các điểm công cộng, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng, người dân có thể dễ dàng truy cập hơn 30 đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực, như: Khoa học kỹ thuật, pháp luật, nông nghiệp và đời sống...

Mô hình không chỉ khắc phục hạn chế về khoảng cách địa lý và điều kiện tiếp cận sách, tài liệu giấy, mà còn từng bước hình thành thói quen học tập, tra cứu thông tin trên nền tảng số. Những sáng kiến như vậy đang góp phần làm cho chuyển đổi số trở nên gần gũi, thiết thực và gắn chặt với nhu cầu đời sống của người dân nông thôn, miền núi.

Anh Nguyễn Hoàng Duy, người dân thôn Bản Pè, xã Bạch Thông chia sẻ: Từ khi có tủ sách điện tử, việc tìm hiểu kiến thức trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Tôi có thể tra cứu thông tin về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ngay tại nhà mà không cần phải mua sách, tài liệu giấy như trước.

Ông Hà Ngọc Việt, Chủ tịch UBND xã Bạch Thông: “Chuyển đổi số không chỉ là công cụ hỗ trợ cho chính quyền trong công tác quản lý, điều hành, mà quan trọng hơn, nó từng bước thay đổi thói quen, nhận thức và cách tiếp cận thông tin của người dân. Các mô hình như tủ sách điện tử hay dịch vụ công trực tuyến giúp người dân tiếp cận tri thức, thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí. Khi người dân chủ động học hỏi và sử dụng công nghệ, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở cũng nâng lên rõ rệt”.

Chuyển đổi số ở các xã phía Bắc tỉnh Thái Nguyên từng bước đi vào thực chất, không chỉ thay đổi cách làm việc của chính quyền mà còn mở ra cơ hội mới cho người dân trong tiếp cận thông tin, tri thức và thị trường. Từ những mô hình cụ thể, thiết thực, có thể khẳng định chuyển đổi số không còn là khẩu hiệu, mà đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững ở vùng cao.

Nguồn: https://baothainguyen.vn/nghi-quyet-57/202507/chuyen-doi-so-khong-con-la-khau-hieu-9c40458/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'
 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm