Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cục CĐSQG: Tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt về chuyển đổi số đất nước

Chiều ngày 18/7/2025, tại Hà Nội, Đảng bộ Cục Chuyển đổi số quốc gia đã tổ chức Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Phạm Đức Long, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ KH&CN đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Bộ Khoa học và Công nghệBộ Khoa học và Công nghệ19/07/2025

Cục CĐSQG: Tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt về chuyển đổi số đất nước - Ảnh 1.

Đồng chí Phạm Đức Long chụp ảnh lưu niệm với Ban Chấp hành Đảng bộ Cục CĐSQG lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030

Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thành Phúc, Bí thư Đảng bộ, Cục trưởng Cục CĐSQG cho biết, Đại hội Đảng bộ lần thứ V của Cục CĐSQG diễn ra vào thời điểm đặc biệt khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, toàn ngành KHCN, ĐMST và CĐS được Đảng xác định là động lực chủ yếu để phát triển đất nước nhanh, bền vững theo Nghị quyết 57-NQ/TW.

Đại hội có ba nhiệm vụ trọng tâm: Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025, chỉ rõ ưu khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2025-2030 phù hợp với yêu cầu của thời kỳ CĐS toàn diện; Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới cùng đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ Bộ KH&CN nhiệm kỳ 2025-2030. Thành công của Đại hội là tiền đề để Cục CĐSQG tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa CĐS trở thành nền tảng phát triển mới của quốc gia, đóng góp 1–1,5% vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

Cục CĐSQG: Tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt về chuyển đổi số đất nước - Ảnh 2.

Đồng chí Phạm Đức Long phát biểu chỉ đạo tại Đại hội

Góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về CĐSQG

Đảng bộ Cục CĐSQG hiện có 50 đảng viên, chiếm 51,54% tổng số cán bộ với 6 chi bộ trực thuộc. Với đội ngũ cán bộ đảng viên tâm huyết, có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng, Cục đã triển khai, thực hiện một khối lượng nhiệm vụ lớn, đòi hỏi chuyên môn sâu, phức tạp trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Một trong những dấu ấn nổi bật là vai trò tham mưu chính sách, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về CĐS quốc gia, tạo không gian, động lực phát triển mới phục vụ CĐS. Cụ thể, Cục đã tham mưu trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Nghị quyết số 03/NQ-CP và Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị định 194/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giao dịch điện tử về cơ sở dữ liệu quốc gia, kết nối và chia sẻ dữ liệu, dữ liệu mở phục vụ giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; Nghị định 82/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác về cơ sở dữ liệu quốc gia, dịch vụ công trực tuyến…

Cục CĐSQG: Tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt về chuyển đổi số đất nước - Ảnh 3.

Toàn cảnh Đại hội

Về xếp hạng quốc tế, Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp quốc. Năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 71/193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022.

Trong lĩnh vực chính phủ số, tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của cả nước đạt khoảng 40%. Cục đã triển khai đánh giá công bố chất lượng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh; thực hiện giám sát hiệu quả DVCTT bằng Hệ thống EMC phục vụ quản lý nhà nước. Năm 2024, lần đầu tiên Hội nghị toàn quốc về nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến được tổ chức dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, về các nền tảng số quốc gia, nền tảng số dùng chung của ngành, lĩnh vực, vùng, đến nay đã có 225 nền tảng số tại 14 cơ quan Trung ương – địa phương đã, đang và có kế hoạch triển khai.

Đặc biệt, mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) đã được triển khai rộng khắp: 63/63 tỉnh thành đã thành lập gần 100 nghìn Tổ với 500 nghìn thành viên đến tận cấp xã, phường, thôn, bản, phố, khóm. Từ mô hình phát triển đơn lẻ tại địa phương, Tổ CNSCĐ nay đã trở thành mạng lưới CĐS rộng khắp cả nước, là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo CĐS từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Trong nhiệm kỳ 2025–2030, Đảng bộ Cục CĐSQG tiếp tục khẳng định vai trò hạt nhân, lãnh đạo chính trị, dẫn dắt phát triển đơn vị trong bối cảnh CĐS diễn ra mạnh mẽ. Cục đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá cần phải triển khai, thực hiện trong nhiệm kỳ tới. Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là xây dựng Luật CĐS. Luật được xây dựng theo hướng là đạo luật khung, có vai trò bao trùm, kết nối và điều phối tổng thể hoạt động CĐS; góp phần tạo ra hệ sinh thái pháp lý thống nhất cho CĐS, đảm bảo có tính khả thi cao.

Các nhiệm vụ quan trọng khác bao gồm: Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến; Chiến lược, chương trình hành động AI; Chương trình phát triển chính phủ số; Triển khai các nền tảng số dùng chung và nâng cấp NDXP.

Tập trung xây dựng Luật CĐS, tạo bộ luật khung thúc đẩy CĐSQG

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thứ trưởng Phạm Đức Long, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ KH&CN, ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, kết quả nổi bật mà Đảng bộ Cục CĐSQG đã đạt được trong nhiệm kỳ 2020–2025.

Thứ trưởng nhận định, Cục CĐSQG là một trong những đơn vị bận rộn và có khối lượng công việc lớn nhất của Bộ. Dù đội ngũ cán bộ còn mỏng, nhiều vị trí chưa được kiện toàn, song Cục đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, trong đó có triển khai các chương trình, kế hoạch hành động của Đảng, của Chính phủ về CĐS, xây dựng và hoàn thiện thể chế, ban hành nhiều hướng dẫn cho các bộ ngành, địa phương về chính phủ số.

CĐS là lĩnh vực liên quan đến công nghệ, phát triển rất nhanh, không theo tuần tự. Bộ KH&CN lại là bộ dẫn dắt về CĐS, do vậy Cục cần xác định rõ vai trò dẫn dắt về CĐS và mọi công việc cần đi đến kết quả cuối cùng.

Lãnh đạo Cục cần thường xuyên tổ chức, tạo điều kiện cho CBCNV tham gia các chương trình cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng để thực hiện tốt và hiệu quả công việc.

Thời gian tới Cục CĐSQG sẽ tập trung vào xây dựng thể chế, thực thi và giữ vai trò dẫn dắt về CĐS. Về xây dựng thể chế, Cục tập trung xây dựng Luật CĐS, xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực này, bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho chính phủ số, đô thị thông minh…

Nghị quyết 57-NQ/TW đã chỉ rõ, KHCN, ĐMST và CĐS sẽ là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng đất nước trong giai đoạn mới. Ngành KH&CN đã nhận với chính phủ, nhận với đất nước là KHCN, ĐMST và CĐS sẽ đóng góp 5% tăng trưởng kinh tế của đất nước, trong đó KHCN là 1%, CĐS là từ 1 đến 1,5% và ĐMST là 3%. Đây là một trách nhiệm rất lớn, áp lực rất cao, nhưng cũng rất vinh dự khi được Đảng, Chính phủ tin tưởng giao phó, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Cuối cùng, Thứ trưởng gửi lời cảm ơn tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, người lao động của Cục đã không quản khó khăn, nỗ lực làm việc ngày đêm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ Đảng, Chính phủ và Bộ giao. Mọi nhiệm vụ đều được Cục hoàn thành đúng tiến độ. Đó là một kết quả phi thường.

Thứ trưởng bày tỏ mong muốn, trong nhiệm kỳ sắp tới, lãnh đạo, cán bộ, đảng viên Cục CĐSQG tiếp tục nỗ lực, phát huy tinh thần trách nhiệm, hoàn thành các nhiệm vụ to lớn, nặng nề mà Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ giao phó./.

Trung tâm Truyền thông KH&CN

Nguồn: https://mst.gov.vn/cuc-cdsqg-tiep-tuc-khang-dinh-vai-tro-dan-dat-ve-chuyen-doi-so-dat-nuoc-197250719141129407.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm