Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Điện Bàn bảo tồn hiệu quả các giá trị truyền thống

Hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, thị xã Điện Bàn đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Báo Quảng NamBáo Quảng Nam04/04/2025

tuong.jpg
Việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn được thị xã Điện Bàn quan tâm thường xuyên. Trong ảnh: Một tiết mục tuồng được biểu diễn tại Điện Bàn tháng 7/2024. Ảnh: KHÁNH LINH

Ngày 12/3/2024, di tích mộ Phạm Phú Thứ (xã Điện Trung) và địa điểm Chiến thắng Bồ Bồ (xã Điện Tiến) được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nâng tổng số di tích quốc gia trên địa bàn thị xã lên con số 7.

Ông Phạm Văn Ba - Trưởng phòng VH-TT thị xã Điện Bàn cho biết, nhiều năm qua địa phương luôn xác định bảo tồn, phát huy giá trị di tích là việc làm thường xuyên, mang tính cấp thiết.

Thông qua các nguồn lực xã hội và ngân sách nhà nước, ngành văn hóa không chỉ đẩy mạnh công tác đầu tư, nâng cấp, bảo vệ các di tích tích lịch sử, văn hóa mà còn triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, nhất là các hiện vật lịch sử chiến tranh cách mạng, thu hút đông đảo người dân và du khách tìm hiểu, tham quan, nghiên cứu.

Ngày 9/6/2014, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ban hành Nghị quyết 33 về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Hiện thực các mục tiêu của nghị quyết, Điện Bàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai nhiều nội dung, nhiệm vụ cụ thể gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh”.

Ông Ngô Công Hòa (người dân thôn Bảo An, xã Điện Quang) nhìn nhận, việc chăm lo đời sống văn hóa cho người dân đã mang đến nhiều khởi sắc cho làng quê; ứng xử giao tiếp trong cộng đồng cũng văn minh, lịch sự; đường làng ngõ xóm ngày càng khang trang nên được đông đảo nhân dân ủng hộ. Từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã lan tỏa rộng khắp đến các cơ quan, gia đình, tộc họ, thôn, khối phố, tác động tích cực đến sự phát triển của đời sống xã hội.

Theo ông Phan Minh Dũng - Bí thư Thị ủy Điện Bàn, việc quan tâm xây dựng các thể chế về văn hóa đã góp phần định hướng, mở đường cho lĩnh vực văn hóa phát triển; đảm bảo người dân được thụ hưởng văn hóa một cách đầy đủ, thiết thực.

Tại một số xã, chính quyền đã vận động hàng tỷ đồng xây dựng các công trình nhà bia tưởng niệm, trùng tu tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, góp phần tích cực giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng trong nhân dân.

“Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa được Điện Bàn xem là nội dung cốt lõi, từ đó thúc đẩy các phong trào như toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hướng đến gìn giữ, tôn tạo các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống, hướng tới phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa đất và người Điện Bàn. Qua đó xác định văn hóa không chỉ là động lực mà còn là nguồn lực để phát triển bền vững, đặc biệt phải gắn với con người trong thời đại mới hiện nay” - ông Dũng nói.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/dien-ban-bao-ton-hieu-qua-cac-gia-tri-truyen-thong-3152085.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Những làng quê đáng sống
Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm