Đó là mục tiêu trong Kế hoạch số 1279/KH-UBND của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 681/QĐ-BNNMT ngày 8-4-2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Theo kế hoạch này, tỉnh sẽ tập trung vào 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để triển khai. Cụ thể: nâng cao nhận thức, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới trong toàn Ngành Nông nghiệp và Môi trường để đạt mục tiêu tăng trưởng. Hoàn thiện chính sách phục vụ tăng trưởng ngành Nông nghiệp và Môi trường và xuất khẩu nông-lâm-thủy sản; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Môi trường của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp và thủy sản. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tháo gỡ các rào cản, nút thắt cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên và môi trường để tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng ngành Nông nghiệp và Môi trường. Tăng cường chuyển đổi số; thực hiện đột phá trong ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy phát triển thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu...
Để tổ chức thực hiện, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giải quyết nhanh các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư cho lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trong các hoạt động khoa học và công nghệ, đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất…
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai hiệu quả Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Rà soát, tham mưu ban hành danh mục các dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư cho nông nghiệp và phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Triển khai hiệu quả nghị quyết về đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch đến năm 2030…
Sở Công thương hỗ trợ cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, giao lưu với các vùng kinh tế lân cận; tiếp tục nâng cao giá trị và đưa những sản phẩm chủ lực của tỉnh vào các thị trường lớn để xuất khẩu như cao su, tinh bột sắn, chế biến hạt điều, chè, cà phê, tiêu, trái cây... Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, các đơn vị, địa phương hỗ trợ, đưa sản phẩm nông nghiệp, OCOP địa phương lên sàn thương mại điện tử. Đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp nhằm tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư tạo tiền đề cho thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ; thu hút sự quan tâm của các ngành, địa phương, doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển và đổi mới công nghệ; lấy doanh nghiệp làm trọng tâm để hỗ trợ và phát triển. Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ cho sản xuất. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, quy trình quản lý hiện đại; hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, bảo vệ và khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…
Sở Dân tộc và Tôn giáo chủ trì triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo kế hoạch UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất tại các xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn.
UBND các huyện, thị xã, thành phố, nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh phương án, kịch bản tăng trưởng của địa phương, lựa chọn những nội dung, chủ đề, mô hình, triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể hiệu quả. Trong đó, điều chỉnh nâng mức tăng trưởng của ngành Nông nghiệp và Môi trường, bảo đảm đóng góp tương xứng cho mục tiêu tăng trưởng chung 4,9% trở lên của ngành Nông nghiệp và Môi trường của tỉnh năm 2025. Xây dựng các chương trình, đề án, dự án trọng điểm; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm đặc sản của địa phương gắn với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ. Triển khai các giải pháp tăng cường liên kết vùng, hướng tới phát triển các cụm liên kết sản xuất-bảo quản, chế biến-tiêu thụ nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, kết nối với cơ sở chế biến nông sản và hệ thống logistic, kênh phân phối, tiêu thụ nông sản...
Nguồn: https://baogialai.com.vn/gia-lai-phan-dau-tong-kim-ngach-xuat-khau-nong-lam-thuy-san-dat-770-trieu-usd-post322976.html
Bình luận (0)