Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Giải pháp thực hiện các chính sách kinh tế - liên quan đến mối quan hệ dân tộc, tộc người với tôn giáo

TCCS - Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc hoàn thiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc có tôn giáo nói riêng. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện chính sách, có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả, nhất là chính sách phát triển kinh tế. Do vậy, việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế liên quan đến vấn đề quan hệ dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cần được đánh giá một cách toàn diện trên cơ sở những yếu tố chung và đặc thù liên quan đến điều kiện sống, đặc trưng về văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số.

Tạp chí Cộng SảnTạp chí Cộng Sản30/06/2025

Quan hệ dân tộc/tộc người với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam có 54 dân tộc (trong đó 85,30% là dân tộc Kinh; 14.70% là các dân tộc khác), trong đó tỷ lệ theo các khu vực lần lượt, như: Trung du và miền núi phía Bắc là 43,80% và 56,20%; đồng bằng sông Hồng 97,9% và 2,10%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 89,70% và 10,30%; Tây Nguyên 62,30% và 37,70%; Đông Nam Bộ 94,20% và 5,80%; Tây Nam Bộ 92,40% và 14,70%(1). Trong đó, một số cộng đồng dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (trên 1 triệu người) như: dân tộc Tày (1.845.492 người); dân tộc Thái (1.820.950 người); dân tộc Mường (1.452.095 người); dân tộc Mông (1.393.547 người); dân tộc Khơ-me (1.319.652 người); dân tộc Nùng (1.083.298 người). Tính đến hết năm 2020, Nhà nước ta đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo, trong đó cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 4 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo; hàng nghìn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam); trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), hơn 54 nghìn chức sắc, 135 nghìn chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự(2).

Cùng với đó, trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi cộng đồng dân tộc đều gắn với những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc. Trong đó, có những cộng đồng dân tộc gắn liền với các loại hình tôn giáo, tiêu biểu, như cộng đồng dân tộc Khơ-me gắn liền với Phật giáo Nam Tông; cộng đồng dân tộc Chăm (khu vực Nam Trung Bộ) gắn liền với đạo Bà-ni và đạo Bà-la-môn, các cộng đồng dân tộc thiểu số đều gắn với các loại hình tín ngưỡng truyền thống phản ánh giá trị văn hóa riêng của từng tộc người. Mặc dù vậy, trong những thập niên gần đây, cùng với sự biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc, niềm tin tôn giáo cũng có những biến đổi lớn. Điều này vừa phản ánh sự phát triển mang tính khách quan trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho các tôn giáo từ bên ngoài thâm nhập vào xã hội Việt Nam, trong đó có đồng bào dân tộc. Đồng thời, phản ánh sự phát triển mang tính chủ quan của chính các loại hình tôn giáo khi các tôn giáo tăng cường hoạt động truyền giáo và mở rộng sự ảnh hưởng vào cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Nếu như trước đây, gần như 100% người Khơ-me theo Phật giáo Nam Tông, thì hiện nay, một bộ phận tham gia sinh hoạt các tôn giáo khác, như Ki-tô giáo, Công giáo, đạo Tin Lành…(3). Riêng tại tỉnh Kiên Giang, có gần 19.000 người Khơ-me (chiếm khoảng 10% dân số toàn tỉnh) đã theo các tôn giáo khác, trong đó có 17.810 người theo Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Khất sĩ, 562 người theo đạo Tin Lành, 422 người theo Công giáo, 54 người theo đạo Cao Đài, 43 người theo Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, 33 người theo Phật giáo Hòa Hảo(4). Cộng đồng người Chăm tại khu vực Nam Trung Bộ cũng đã và đang có sự chuyển đổi đức tin từ đạo Bà-la-môn và đạo Bà-ni để chuyển sang Islam, Công giáo và Tin lành. Tại tỉnh Ninh Thuận gần đây có khoảng 350 người Chăm chuyển từ đạo Bà-ni sang Islam, có khoảng 883 người theo đạo Công giáo. Tại Bình Thuận, Islam xuất hiện trong cộng đồng người Chăm theo đạo Bà-ni ở thôn Bình Minh, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình với khoảng 105 người (chiếm 0,09% dân số người Chăm toàn xã). Riêng Tin Lành, hiện nay, Ninh Thuận có khoảng 276 người Chăm và vài trăm người Chăm tại tỉnh Bình Thuận(5).

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc hoàn thiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc có tôn giáo nói riêng_Nguồn: nhiepanhvadoisong.vn

Thứ ba, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế trên cơ sở có sự hợp tác, ứng dụng khoa học - công nghệ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, vùng đồng bào dân tộc có tôn giáo nói riêng.

Thực tiễn cho thấy, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng đồng bào dân tộc có tôn giáo chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) nhưng dưới hình thức manh mún, nhỏ lẻ, thậm chí là tự cấp tự túc. Hiệu quả kinh tế mang lại ở khu vực này không cao, thậm chí sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Do vậy, phát triển kinh tế ở khu vực này cần có sự đồng bộ hệ thống giữa các giải pháp căn cơ và bền vững. Đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi, Nhà nước cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng các cây có giá trị kinh tế cao gắn với hình thành vùng chuyên canh, tập trung, có sản phẩm lợi thế. Cùng với đó là đẩy mạnh hỗ trợ người dân giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, rà soát việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho nhân dân.

Nhà nước cần tiếp tục có chính sách phát triển vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung theo quy hoạch, xây dựng vùng chuyên canh tập trung, có quy mô phù hợp gắn với thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm - OCOP; ứng dụng khoa học - công nghệ, cơ giới hóa đồng bộ ở tất cả khâu sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản phù hợp điều kiện từng địa phương. Đồng thời, cần có thêm chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và phát triển hợp tác xã liên kết trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

So với các đối tượng khác, các hình thức kinh tế hợp tác trong đồng bào dân tộc có tôn giáo còn nhiều hạn chế cả về số lượng và hiệu quả hoạt động, trong đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Mô hình kinh tế tập thể phù hợp với nhu cầu tổ chức sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo, liên kết chuỗi giá trị với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, vấn đề thay đổi nhận thức về hoạt động sản xuất kinh doanh của đồng bào dân tộc theo tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, đồng bào dân tộc có tôn giáo chịu ràng buộc bởi hai yếu tố là văn hóa, tập tục, truyền thống sinh hoạt của cộng đồng và niềm tin tôn giáo. Những yếu tố này đã ngấm sâu vào lối sống, văn hóa không dễ gì thay đổi. Do vậy, để định hướng sự thay đổi thói quen sản xuất của cộng đồng cần có một hệ thống các biện pháp đồng bộ, nhất là các biện pháp mang tính trực quan thông qua các mô hình kinh tế cụ thể.

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào có tôn giáo.

Một trong những giải pháp kinh tế quan trọng đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số có tôn giáo nói riêng là vấn đề việc làm. Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu khá cao, cụ thể: tỷ lệ thất nghiệp của vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 1,40%, trong đó, khu vực trung du và miền núi phía Bắc là 1,19%; đồng bằng sông Hồng 1,74%; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 1,73%; Tây Nguyên 1,15%; Đông Nam bộ 1,77%; đồng bằng sông Cửu Long 2,22%(8). Mặc dù công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Nhà nước quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế thì tỷ lệ lao động là người dân tộc chưa được đào tạo nghề và chưa có việc làm còn khá cao. Hơn nữa, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, số lượng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào theo tôn giáo di cư lên các tỉnh, thành phố lớn để tìm kiếm việc làm khá cao, nhất là khu vực Tây Nam bộ. Chỉ tính riêng tỉnh Sóc Trăng, đồng bào Khơ-me di cư lên Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận làm ăn và sinh sống khoảng 57.220 người(9).

Ngoài việc chuyển đổi niềm tin tôn giáo, từ các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống sang các tôn giáo khác, như Tin Lành, Công giáo, Phật giáo…, từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số xuất hiện rất nhiều các loại hình “hiện tượng tôn giáo mới”. Trong số khoảng 100 hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay có khoảng ¼ tồn tại và phát triển trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (trong đó, khoảng ¾ tồn tại ở khu vực Tây Nguyên chủ yếu ở các dân tộc Ê Đê, Ba Na, Gia Rai và ¼ tồn tại ở vùng núi phía Bắc chủ yếu ở các cộng đồng dân tộc Mông, Dao)…(6). Như vậy, so với trước đây, quan hệ dân tộc với tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc đang có sự thay đổi phức tạp. Sự thay đổi này tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ vấn đề quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế đến phong tục tập quán, giá trị văn hóa cộng đồng. Trong bối cảnh đó, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số không thể không tính đến yếu tố này.

Giải pháp thực hiện các chính sách kinh tế nhằm giải quyết mối quan hệ dân tộc/tộc người với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ, nhất là từ giai đoạn đổi mới đến nay. Nhiệm vụ này không đơn thuần là sự phát triển mọi mặt của cộng đồng dân tộc thiểu số mà liên quan đến rất nhiều vấn đề, nhất là vấn đề an ninh - quốc phòng quốc gia. Điều này được thể hiện rõ nét qua các chính sách, chương trình, dự án mang tính vừa cấp bách, vừa lâu dài với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trước sự biến đổi trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, trong đó có mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và tôn giáo, chính sách phát triển cần tính đến mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù. Trong đó, tính phổ biến phải dựa trên những yếu tố giá trị, điều kiện chung của các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam; còn tính đặc thù dựa trên giá trị văn hóa, phong tục tập quán, lối sống, đức tin riêng của mỗi dân tộc.

Một trong những vấn đề mang tính phổ biến trong chiến lược phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đó là vấn đề kinh tế. Ở Việt Nam, ngoài một vài dân tộc thiểu số có điều kiện sống tương đối tốt (điển hình như người Hoa) thì đại đa số các dân tộc sống ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới đời sống kinh tế còn hết sức khó khăn so với vùng đô thị, đồng bằng. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều liên tục giảm trong giai đoạn 2016 - 2022. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 là 4,3%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021 và giảm bình quân 0,81 điểm phần trăm trong giai đoạn 2016 - 2022. Tỷ lệ nghèo đa chiều chủ yếu tập trung ở những hộ gia đình thuộc vùng dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2016 - 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều tại các vùng dân tộc thiểu số giảm khá nhanh so với dân tộc Kinh, Hoa và cả nước. Trong năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều tại các vùng dân tộc thiểu số là 23,7%, giảm 12,8 điểm phần trăm so với năm 2016, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2022 giảm 2,13 điểm phần trăm; dân tộc Kinh và Hoa có tỷ lệ nghèo đa chiều là 2%, giảm 2,8 điểm phần trăm và bình quân mỗi năm giảm 0,47 điểm phần trăm(7). Do vậy chính sách phát triển khu vực đồng bào dân tộc thiểu số quan trọng nhất vẫn là chính sách phát triển kinh tế. Và muốn giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển kinh tế khu vực đồng bào dân tộc thiểu số cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, giải quyết vấn đề đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc có tôn giáo nói riêng.

Một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào theo tôn giáo là vấn đề đất đai. Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó, chủ yếu là do đời sống còn nhiều khó khăn, một bộ phận lớn đồng bào dân tộc thiểu số đã tự ý chuyển nhượng đất ở, đất sản xuất và dẫn tới tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất. Hơn nữa, một trong những hạn chế của Luật Đất đai hiện hành (Luật Đất đai 2013) là không tính đến yếu tố quy hoạch, cơ chế thu hồi đất và cơ chế tài chính ngân sách. Mặt khác, mặc dù Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định việc giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, khi đã giao đất lần thứ 2 thì hạn chế quyền sử dụng đất (trong phạm vi 10 năm, sau đó mới được chuyển nhượng). Tuy nhiên, thực tế có trường hợp đồng bào chuyển nhượng trước thời hạn và cá nhân nhận chuyển nhượng đợi hết thời hạn 10 năm đến làm thủ tục, điều này dẫn tới đồng bào dân tộc tiếp tục không có đất sản xuất, chưa bảo đảm mục tiêu chính sách… Do vậy, trong việc điều chỉnh Luật Đất đai cần bổ sung hành vi bị nghiêm cấm của cơ quan quản lý đất đai trong việc giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số; quy định hành vi bị nghiêm cấm của đối tượng chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao, cho thuê theo chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; quy định về kế hoạch thu hồi đất để tạo quỹ đất giao, cho thuê cho đồng bào dân tộc thiểu số; quy định thu hồi đất để giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số… Trước mắt, trong quá trình triển khai Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14-10-2021, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, cần tạo cơ chế để cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm ổn định chỗ ở tiến tới mở rộng hoạt động sản xuất phù hợp với đặc thù của từng khu vực, từng địa phương trong cả nước.

Bộ đội Đồn Biên phòng Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) giúp dân vận hành, bảo quản máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp_Nguồn: baodantoc.vn

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông gắn liền với phong trào xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và hệ thống giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và giải quyết thông qua hệ thống các chính sách đồng bộ. Đến nay, điều kiện về kết cấu hạ tầng nói chung và hệ thống giao thông nói riêng được cải thiện đáng kể, đặc biệt, chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực này. Mặc dù vậy, so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế thì hệ thống giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất nhiều khó khăn, gây cản trở đến sự phát triển kinh tế. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ các xã đạt chuẩn ở vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi vẫn còn khiêm tốn. Đặc biệt một số vùng miền núi có địa lý phức tạp, điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn, khoảng cách từ xã đến huyện, từ huyện đến tỉnh rất xa, như một số khu vực ở Tây Bắc (phổ biến là ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu), một số xã, huyện vùng miền núi Nghệ An, Thanh Hóa... Những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là những người có đức tin tôn giáo. Trước tình hình này, Quốc hội phê duyệt Nghị quyết số 120/2020/QH14, ngày 19-6-2020, về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trên cơ sở Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14-10-2021, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó, giai đoạn I được triển khai từ năm 2021 - 2025 với 10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung và 158 hoạt động. Chương trình bao quát hầu hết các ngành, lĩnh vực trong đó mỗi dự án, tiểu dự án, nội dung, hoạt động đều gắn liền với mục tiêu nâng cao các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trên cơ sở đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy vấn đề này là các địa phương cần chủ động đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn trong việc phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là ở vùng khó khăn và ở các tỉnh, các địa bàn khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giúp đồng bào có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hóa đến các khu vực khác.

Nhằm giải quyết vấn đề này, đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được ban hành kèm theo Nghị quyết số 88/2019/NQ-QH14, của Quốc hội khóa XIV đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là “50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số”. Đề án cũng định hướng mục tiêu đến năm 2030 là: “Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hằng năm thu hút 3% lao động sang làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đến 2030, có 40% lao động người dân tộc thiểu số biết làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Phấn đấu có 80% số hộ nông dân người dân tộc thiểu số làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa”. Bên cạnh đó, việc bảo đảm hiệu quả giữa hoạt động đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cần phải triển khai nhiều biện pháp đồng bộ. Ngoài việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cần chú ý đến việc chuyển đổi nghề nghiệp đối với đồng bào bởi trên thực tế ở một số khu vực, quỹ đất phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm do vấn đề tăng dân số, mở rộng đô thị, phát triển các khu công nghiệp, chế xuất, phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, nước biển dâng... Hơn nữa, vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp cần dựa trên yêu cầu của thực tế của từng địa phương, từng khu vực trên cơ sở xác định nhu cầu việc làm ở các địa phương, nhất là các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo sinh sống, tránh tình trạng lao động được đào tạo nghề không tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo lại phải đi tìm việc làm ở nơi khác.

Do vậy, vấn đề đào tạo nghề đối với lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số gắn với tôn giáo cần chú ý đến một số vấn đề, như: 1- Chính quyền địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng, trường nghề đóng trên địa bàn (hoặc trên địa bàn lân cận) để xác định các loại hình ngành nghề phù hợp với các đối tượng và địa phương, khu vực, cùng với các chế độ, chính sách để hỗ trợ cho các đối tượng được đào tạo; 2- Chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ trên cơ sở có sự ký kết các chương trình về giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động tại địa phương, trong đó chú ý đến đối tượng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có tôn giáo, bảo đảm trình độ tay nghề của đối tượng đào tạo khi được doanh nghiệp tuyển dụng. 3- Giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp cần chú ý tới việc giải quyết nhu cầu về đức tin đối với đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số có tôn giáo trên cơ sở sắp xếp thời gian phù hợp để người lao động có thể tham gia các sinh hoạt tôn giáo phù hợp với nhu cầu của họ. Nếu muốn người lao động gắn bó với doanh nghiệp, chính quyền địa phương cần chú ý tới địa điểm phục vụ cho nhu cầu thể hiện đức tin và sinh hoạt tôn giáo của người lao động.  

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào dân tộc thiểu số có tôn giáo là vấn đề mang tính vĩ mô. Mặc dù các chính sách này đã và đang được triển khai từ nhiều năm nay. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách hiện nay cần phải được nhìn nhận một cách đồng bộ, từ nhiều phương diện cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của các dân tộc, các địa phương. Có như vậy, các chính sách mới có thể phát huy một cách hiệu quả, tránh sự lãng phí nguồn lực và đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới./.

--------------------------------

(1) Theo thông cáo báo chí kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê, ngày 19-12-2019, https://www.gso.gov.vn/su-kien/2019/12/thong-cao-bao-chi-ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019/#:~:text=Th%C3%B4ng%20c%C3%A1o%20b%C3%A1o%20ch%C3%AD%20K%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20T%E1%BB%95ng%20%C4%91i%E1%BB%81u,c%C3%B9ng%20th%E1%BB%9Di%20%C4%91i%E1%BB%83m%20n%C4%83m%202009.%20...%20More%20items
(2) T. Lan: Những thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 4-4-2023, https://dangcongsan.vn/xa-hoi/nhung-thanh-tuu-bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong-ton-giao-o-viet-nam-634837.html
(3) Trần Hữu Hợp: Sự cải giáo của một bộ phận người Khmer vùng Tây Nam Bộ, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3&4/2017, tr. 101, 103
(4) Hoàng Thị Lan (chủ biên): Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay (sách chuyên khảo), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội 2021, tr. 71
(5), (6) Hoàng Thị Lan (chủ biên): Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay (sách chuyên khảo), Sđd, tr. 85, 148
(7) Tổng cục Thống kê: Thành tựu giảm nghèo và các chính sách hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022, Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê, ngày 9-10-2023, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/10/thanh-tuu-giam-ngheo-va-cac-chinh-sach-ho-tro-nguoi-ngheo-o-viet-nam-giai-doan-2016-2022/#:~:text=Trong%20n%C4%83m%202022%2C%20t%E1%BB%B7%20l%E1%BB%87%20ngh%C3%A8o%20%C4%91a%20chi%E1%BB%81u,qu%C3%A2n%20m%E1%BB%97i%20n%C4%83m%20gi%E1%BA%A3m%200%2C47%20%C4%91i%E1%BB%83m%20ph%E1%BA%A7n%20tr%C4%83m.
(8) Ủy ban Dân tộc - Tổng cục Thống kê: Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2020, tr. 89, https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2020/07/01-Bao-cao-53-dan-toc-thieu-so-2019_ban-in.pdf
(9) Tỉnh ủy Sóc Trăng: trích Báo cáo tại Hội nghị làm việc với đoàn nghiên cứu khảo sát của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 5-2023

Nguồn: https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/1099402/giai-phap-thuc-hien-cac-chinh-sach-kinh-te---lien-quan-den-moi-quan-he-dan-toc%2C-toc-nguoi-voi-ton-giao.aspx


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hơn 18.000 ngôi chùa cả nước cử chuông trống bát nhã cầu quốc thái dân an sáng nay
Bầu trời sông Hàn 'tuyệt đối điện ảnh'
Hoa hậu Việt Nam 2024 gọi tên Hà Trúc Linh, cô gái Phú Yên
DIFF 2025 - Cú hích bùng nổ cho mùa du lịch hè Đà Nẵng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm