Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Gian nan thi hành bản án hành chính

Phản ánh đến Đường dây nóng Báo SGGP, một số hộ dân ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân (TPHCM) cho biết, người dân tin tưởng rằng bản án hành chính phúc thẩm có hiệu lực thi hành, nhưng thực tế thì chính quyền quận Bình Tân tìm cách kéo dài, chậm thi hành bản án, khiến quyền lợi của người dân bị xâm hại.

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng16/05/2025

Theo phản ánh của các hộ dân ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, trước đây, các hộ dân gồm hộ ông Lý Văn Nhị, ông Nguyễn Văn Pho và bà Nguyễn Thị Xẩm cho Hội Phụ lão xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh (nay là phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) mượn đất để làm ao nuôi cá.

P4b.jpg
Người dân xót xa khi khu đất bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm

Một thời gian sau, Hội Phụ lão không nuôi cá nữa và chính quyền địa phương chuyển mục đích sử dụng sang làm hồ câu cá giải trí, vì vậy 3 hộ dân yêu cầu trả lại đất. Vào năm 2005, UBND TPHCM có quyết định trả lại phần đất đã mượn của bà Nguyễn Thị Xẩm, còn hộ ông Lý Văn Nhị và ông Nguyễn Văn Pho không được trả lại đất.

Trước việc xử lý thiếu công bằng, gia đình ông Lý Văn Nghị, ông Nguyễn Văn Pho đã làm đơn khiếu nại, yêu cầu trả lại đất để canh tác, nhưng chính quyền các cấp không đồng ý. Các hộ dân này đã gửi đơn khiếu kiện đến tòa án và đã được Tòa án nhân dân TPHCM xét xử sơ thẩm, tuyên án (Bản án hành chính sơ thẩm số 2530/2023/HC-ST, ngày 4-12-2023 và số 162/2024/HC-ST, ngày 17-5-2024), chấp nhận yêu cầu khởi kiện của người dân về hủy các quyết định giải quyết khiếu nại của quận Bình Tân và UBND TPHCM. Là bị đơn, Chủ tịch UBND quận Bình Tân có đơn kháng cáo 2 bản án hành chính sơ thẩm số 2530/2023/HC-ST và 162/2024/HC-ST. Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm (Bản án hành chính phúc thẩm số 849/HC-PT, ngày 13-8-2024 và Bản án số 1181/2024/HC-PT, ngày 1-11-2024), tuyên không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên các bản án hành chính sơ thẩm.

Theo quy định của pháp luật, Bản án hành chính phúc thẩm số 849/HC-PT và số 1181/2024/HC-PT đã có hiệu lực thi hành, nhưng một số cán bộ UBND quận Bình Tân lại tìm cách đùn đẩy, chậm thi hành bản án. Khi nhận được bản án hành chính phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM, các hộ dân đã liên hệ với chính quyền địa phương để yêu cầu thực hiện bản án, sớm trả lại đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để gia đình canh tác sử dụng nhưng một số cán bộ của quận Bình Tân tìm mọi cách để từ chối thực hiện.

Bà Phan Thị Bạch Vân (đại diện của gia đình ông Nguyễn Văn Pho) bày tỏ, để làm gương cho người dân, lẽ ra chính quyền phải nghiêm túc thực hiện bản án phúc thẩm đã có hiệu lực thi hành, dù Chủ tịch UBND quận Bình Tân tiếp tục làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hồng (Đoàn Luật sư TPHCM), bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng vẫn phải nghiêm túc thi hành bản án phúc thẩm. Đối với bản án hành chính, đối tượng thi hành là cán bộ chính quyền thì cần phải chấp hành tốt, thi hành nhanh hơn để làm gương cho người dân làm theo.

Về vấn đề này, ngày 25-5-2019, UBND TPHCM đã có văn bản số 2074/UBND về giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án hành chính trên địa bàn TPHCM. Mới đây, ngày 12-4-2025, UBND TPHCM cũng ban hành kế hoạch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, vướng mắc trong việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, các bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực. Người dân mong chính quyền quận Bình Tân sớm tổ chức thi hành bản án hành chính phúc thẩm để đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/gian-nan-thi-hanh-ban-an-hanh-chinh-post795443.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khám phá Vũng Chua- ‘nóc nhà’ mây phủ của phố biển Quy Nhơn
Khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa nước đổ
Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn
Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm