Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hơn 131.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong nửa cuối năm, phần...

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 6 tháng còn lại của năm 2025, ước tính sẽ có khoảng 131.601 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó...

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng14/07/2025

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 6 tháng còn lại của năm 2025, ước tính sẽ có khoảng 131.601 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 69.970 tỷ đồng, tương đương 53%.

Doanh nghiệp bất động sản áp lực đáo hạn trái phiếu

Theo dữ liệu VBMA tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 30/06/2025, có 65 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 86.953 tỷ đồng trong tháng 6/2025. Trong tháng 6, các doanh nghiệp đã mua lại 39.265 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2024.

Trong 6 tháng còn lại của năm 2025, ước tính sẽ có khoảng 131.601 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 69.970 tỷ đồng, tương đương 53%. Về tình hình công bố thông tin bất thường, có 7 mã trái phiếu chậm trả lãi, gốc trị giá 5.224 tỷ đồng trong tháng 6.

Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch TPDN riêng lẻ trong tháng 6/2025 đạt 129.040 tỷ đồng, bình quân đạt 6.145 tỷ đồng/phiên, tăng 10,5% so với bình quân tháng 5.

Hơn 131000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong nửa cuối năm phần lớn là trái phiếu bất động sản

Còn theo dữ liệu từ FiinRatings, luỹ kế 6 tháng đầu năm, giá trị phát hành đạt 248.600 tỷ đồng, tăng 71,2% so với cùng kỳ, phát hành riêng lẻ chiếm 88,8%, phát hành công chúng chiếm 11,2%. 

Về lãi suất phát hành, FiinRatings cho biết lãi suất trung bình trong tháng dao động ở khoảng 5,5% đối với nhóm tổ chức tín dụng. Trong khi đó, nhóm phi ngân hàng ghi nhận mức lãi suất trung bình cao hơn, khoảng 9,8%. Kỳ hạn bình quân của hai nhóm lần lượt là 3,6 năm và 2,4 năm.

Tổng kết 6 tháng, tổ chức tín dụng phát hành với lãi suất trung bình 5,5% trong 3,7 năm, doanh nghiệp phi ngân hàng trung bình 9,9% trong 3,4 năm.

Xét về cơ cấu phát hành, trong tháng 6, tổ chức tín dụng vẫn là nhóm ngành phát hành chính, chiếm tới 83,2% tổng giá trị. Trong tháng 5 và 6, các ngân hàng đã tận dụng môi trường lãi suất thấp để tăng cường phát hành ở tất cả các kỳ hạn.

Theo FiinRatings, tổng kết nửa đầu năm, 76% giá trị phát hành đến từ tổ chức tín dụng. Cơ cấu của nhóm doanh nghiệp phi tài chính giảm xuống chiếm 24% tổng giá trị phát hành, song giá trị phát hành vẫn có sự phục hồi (tăng 17,1% so vơi cùng kỳ năm ngoái).

Ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu

VBMA cho biết, trong thời gian tới sẽ có hai đợt phát hành TPDN quy mô lớn đáng chú ý, đều đến từ nhóm ngân hàng.

Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu ra công chúng trong năm 2025 với tổng giá trị tối đa 10.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có TSĐB và mệnh giá dự kiến 100 nghìn đồng/trái phiếu. Trái phiếu có kỳ hạn 10 năm với mức lãi suất thả nổi.

NHTMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB) HĐQT NHTMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam cũng đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong năm 2025 với tổng giá trị tối đa 10,000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có TSĐB và mệnh giá dự kiến 100 triệu đồng/trái phiếu. Trái phiếu có kỳ hạn tối đa 5 năm với mức lãi suất kết hợp giữa cố định và thả nổi.

Hơn 131000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong nửa cuối năm phần lớn là trái phiếu bất động sản
Khoảng cách giữa tăng trưởng tín dụng với tiền gửi nới rộng, làm cho nhu cầu huy động bank-bonds của các ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục tăng mạnh. 

Theo FiinRatings, khoảng cách giữa tăng trưởng tín dụng với tiền gửi nới rộng, làm cho nhu cầu huy động bank-bonds của các ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục tăng mạnh. 

Dẫn số liệu từ báo cáo của FiinRatings, trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng đạt 6,57% so với cuối năm 2024, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng tín dụng đạt 9,9% so với cuối năm. 

Lý do là cho tăng trưởng huy động tiền gửi chậm lại một phần do chủ trương giữ lãi suất huy động thấp trong khi NHTM vẫn phải duy trì đảm bảo tỷ lệ LDR và hệ số sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn.

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao trong bối cảnh nới lỏng tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng, nhiều NHTM đã có kế hoạch tăng vốn cổ phần và chào bán chiến lược.

Tuy nhiên, theo FiinRatings hoạt động trên đòi hỏi nhiều thời gian, dẫn đến kênh trái phiếu ngân hàng trong thời gian qua được đẩy mạnh để hưởng lợi từ bối cảnh lãi suất huy động thấp và ổn định hiện nay. FiinRatings đánh giá điều này cấp thiết bởi hệ số an toàn vốn của toàn ngành hiện ở mức khá thấp (12,5% vào cuối 2024).

Ngoài ra, ngân hàng hiện vẫn là nhóm nhà đầu tư chủ lực trên thị trường TPDN, qua đó gián tiếp đáp ứng nhu cầu vốn đang tăng cao của khối doanh nghiệp phi ngân hàng, đặc biệt phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về phía doanh nghiệp phát hành, môi trường lãi suất trong nước thấp như hiện tại làm tăng tính hấp dẫn của kênh huy động vốn TPDN, thay vì lựa chọn vay dài hạn bằng ngoại tệ để tài trợ các dự án có nhu cầu CAPEX lớn.

Nguồn: https://baolamdong.vn/hon-131-000-ty-dong-trai-phieu-dao-han-trong-nua-cuoi-nam-phan-lon-la-trai-phieu-bat-dong-san-382275.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm