Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Lấy ý kiến sửa nghị định để khai thác máy bay Trung Quốc tại Việt Nam

Nghị định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng được đề xuất sửa đổi theo hướng bổ sung máy bay do nhà chức trách hàng không Trung Quốc cấp giấy chứng nhận loại được nhập khẩu vào Việt Nam.

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ02/04/2025

máy bay  - Ảnh 1.

Máy bay COMAC C919 do Trung Quốc sản xuất tại sân bay Vân Đồn - Ảnh: TTO

Bộ Xây dựng vừa có công văn lấy ý kiến các bộ ngành liên quan về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 92/2016/NĐ-CP của Chính phủ về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo trình tự, thủ tục rút gọn để có hiệu lực ngay khi ban hành. Đây là động thái để có thể nhập khẩu máy bay Trung Quốc sản xuất vào khai thác tại Việt Nam.

Nghị định 92/2016/NĐ-CP hiện quy định: "Các chủng loại tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan An toàn hàng không châu Âu (EASA) hoặc nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp chứng chỉ loại tàu bay".

Theo đề xuất của Bộ Xây dựng, quy định trên được sửa thành: "Các chủng loại tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam được nhà chức trách Hàng không liên bang Hoa Kỳ, Cơ quan An toàn hàng không châu Âu, nhà chức trách hàng không Trung Quốc, nhà chức trách hàng không Brazil, nhà chức trách hàng không Canada, nhà chức trách hàng không Liên bang Nga, nhà chức trách hàng không Vương quốc Anh cấp hoặc nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp hoặc công nhận giấy chứng nhận loại tàu bay".

Bộ Xây dựng giải thích rằng: hiện nay các quy định pháp lý chưa cho phép các máy bay của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam do quy định chỉ cho phép nhập khẩu các máy bay được Cục Hàng không liên bang Mỹ, hoặc Cơ quan An toàn hàng không châu Âu, hoặc nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp chứng nhận loại tàu bay.

Trường hợp Cục Hàng không Việt Nam (nhà chức trách hàng không) cấp chứng nhận loại chỉ được thực hiện khi Việt Nam là quốc gia thiết kế và Cục Hàng không Việt Nam xây dựng ban hành các tiêu chuẩn, có đầy đủ nguồn nhân lực có trình độ để đảm bảo thực hiện quá trình phê chuẩn giấy chứng nhận loại.

Thời gian để xây dựng tiêu chuẩn, hoàn thiện quy trình và chuẩn bị đầy đủ nhân lực mất rất nhiều năm (FAA cần 8 năm để cấp giấy chứng nhận loại với máy bay Boeing 787, EASA cần 8 năm để cấp chứng nhận loại với máy bay Airbus A350).

Theo Bộ Xây dựng, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chiến sự tại một số khu vực trên thế giới, một số vấn đề kỹ thuật của các tàu bay trên thế giới đã ảnh hưởng đến dây chuyền cung cấp máy bay, vật tư đầy đủ, kịp thời từ các nhà sản xuất máy bay Airbus, Boeing. 

Việc giảm nguồn cung các tàu bay phản lực tầm ngắn ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động khai thác máy bay của Việt Nam.

Do vậy, việc giới hạn cho phép các máy bay khai thác tại Việt Nam chỉ có giấy chứng nhận loại do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc FAA hoặc EASA cấp, mà không cho phép máy bay có giấy chứng nhận loại từ các quốc gia khác cấp hoặc cho phép máy bay do Cục Hàng không Việt Nam công nhận, sẽ làm hạn chế cơ hội của các hãng hàng không trong việc tiếp cận các loại máy bay được thiết kế, chế tạo bởi các quốc gia khác có năng lực toàn cầu về khoa học và công nghệ.

Từ năm 2006 đến nay, ngành hàng không Việt Nam đã và đang khai thác các loại máy bay được 6 nhà chức trách hàng không cấp giấy chứng nhận loại gồm:

Cục Hàng không liên bang Mỹ với các máy bay Boeing, Gulf Stream, Cesna C206.

Cơ quan An toàn hàng không châu Âu với máy bay Airbus, ATR 72, Falcon, một số loại trực thăng.

Cục Hàng không Brazil với máy bay Embraer 145, 190.

Bộ Giao thông vận tải Canada với máy bay Bell 505, Bombadier CRJ 900.

Nhà chức trách hàng không Liên bang Nga đối với trực thăng Mi 17/172.

Sở dĩ các máy bay của Brazil, Canada, Nga được nhập khẩu, khai thác tại Việt Nam vì giữa các quốc gia trên có các thỏa thuận song phương về việc công nhận lẫn nhau các quy trình, tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và cấp chứng nhận loại, quá trình chế tạo đối với máy bay của từng quốc gia sản xuất.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề
TUẤN PHÙNG

Nguồn: https://tuoitre.vn/lay-y-kien-sua-nghi-dinh-de-khai-thac-may-bay-trung-quoc-tai-viet-nam-20250402175727315.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm