Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ngành Ngân hàng luôn quan tâm các giải pháp hạn chế nợ xấu

(PLVN) - Việc luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu (XLNX) của các tổ chức tín dụng (TCTD) không chỉ tác động điều chỉnh trực tiếp với công tác XLNX, xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) để thu hồi nợ; mà còn mang lại những kết quả to lớn hơn, toàn diện hơn về thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Báo Pháp Luật Việt NamBáo Pháp Luật Việt Nam22/05/2025

Luật hóa Nghị quyết 42/2017 sẽ mang lại những kết quả to lớn

Tín dụng ngân hàng (TDNH) là hoạt động truyền thống và chủ yếu nhất của các TCTD, xuất phát từ bản chất hình thành và phát triển hoạt động ngân hàng: Huy động vốn từ nền kinh tế (nhận tiền gửi) và sử dụng nguồn vốn này để cho vay lại nền kinh tế.

Chính vì lẽ đó, việc phát sinh nợ xấu gắn liền với việc TCTD không thu hồi được nợ hoặc thu hồi nợ không đúng thời điểm, sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của TCTD mà còn ảnh hưởng đối với quá trình luân chuyển vốn trong toàn bộ nền kinh tế…

Ngành Ngân hàng nói chung và các TCTD nói riêng luôn quan tâm đến các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng thông qua hệ thống cơ chế về tiền tệ tín dụng và hoạt động ngân hàng. Trong đó, ở góc độ nghiệp vụ, các TCTD luôn tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng; thực hiện đa dạng các giải pháp bảo đảm nợ vay và thu hồi nợ hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; mở rộng quan hệ khách hàng và tăng trưởng bền vững.

Tuy nhiên, trong quá trình XLNX, xử lý TSBĐ nợ vay để thu hồi nợ, vẫn còn nhiều phát sinh tồn tại hạn chế, cũng như trách nhiệm của khách hàng trong vay và trả nợ ngân hàng…

Do đó, việc luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm XLNX của các TCTD không chỉ tác động điều chỉnh trực tiếp với công tác XLNX, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ; mà còn mang lại những kết quả to lớn hơn, toàn diện hơn về thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Góp phần nâng cao trách nhiệm của người vay vốn

Cụ thể, khi luật hóa quyền thu giữ TSBĐ nợ vay, sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của người vay vốn. Đó là trách nhiệm sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích để hoàn trả nợ vay cả gốc và lãi. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quá trình vay vốn, sử dụng vốn và lập kế hoạch vay vốn. Chỉ có sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng theo kế hoạch kinh doanh mới phát huy hiệu quả vốn vay và khả năng trả nợ vay của khách hàng.

Ở góc độ pháp luật và quan hệ tín dụng, khi người vay vốn không trả được nợ, quyền thu hồi nợ và xử lý các TSBĐ nợ thuộc người cho vay đúng với bản chất tín dụng. Ý nghĩa này đòi hỏi trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ của người vay vốn và sử dụng vốn TDNH.

Luật hóa quyền thu giữ TSBĐ sẽ hạn chế nợ xấu phát sinh và tăng trưởng tín dụng hiệu quả. (Ảnh trong bài: Hà Phương Thảo)

Luật hóa quyền thu giữ TSBĐ sẽ hạn chế nợ xấu phát sinh và tăng trưởng tín dụng hiệu quả. (Ảnh trong bài: Hà Phương Thảo)

Bên cạnh đó, luật hóa quyền thu giữ TSBĐ sẽ hạn chế nợ xấu phát sinh và tăng trưởng tín dụng hiệu quả. Hiệu quả này xuất phát từ chính bản chất tín dụng và yêu cầu trách nhiệm của người vay vốn. Khi thực hiện nguyên tắc hoàn trả, người vay vốn tăng cường trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích, vốn đi vào sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, từ đó tạo sản phẩm, tạo thu nhập và có dòng tiền để trả nợ vay ngân hàng, sẽ hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.

Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy DN phát triển mà còn thúc đẩy tăng trưởng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời tạo điều kiện để các TCTD tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.

Khi luật hóa quyền thu giữ TSBĐ và xử lý TSBĐ nợ vay sẽ góp phần XLNX có hiệu quả do giảm chi phí và thời gian xử lý. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp khách hàng cố ý chây ỳ trong việc hợp tác với ngân hàng để xử lý TSBĐ cũng như trách nhiệm trả nợ vay ngân hàng.

Hôm nay (22/5), tại TP HCM, Báo PLVN - Văn phòng đại diện tại TP HCM tổ chức Tọa đàm “Cần tiếp tục luật hóa một số vấn đề theo tinh thần Nghị quyết 42/2017/QH14 về XLNX” với sự tham gia tài trợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank, Cty CP Tập đoàn MCV, Cty CP Công nghệ Di Động Việt. Chương trình dự kiến có sự tham gia của đại diện NHNN, Cục THADS, VKSND - TAND TP HCM cùng một số ngân hàng thương mại và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Chương trình sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, là diễn đàn để người dân, DN, các cơ quan, đơn vị bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, khúc mắc cũng như lợi ích khi luật hóa Nghị quyết 42/2017.

Nguồn: https://baophapluat.vn/nganh-ngan-hang-luon-quan-tam-cac-giai-phap-han-che-no-xau-post549278.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm