Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ10/05/2025

trường quốc tế - Ảnh 1.

Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh chia sẻ góc nhìn về việc giữ gìn văn hóa Việt từ chính những giáo viên nước ngoài trong các trường quốc tế - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Phát biểu tại diễn đàn, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định sự hiện diện của các trường quốc tế, các chương trình quốc tế tại Việt Nam là xu hướng trong thời kỳ hội nhập. Song, vấn đề nằm ở chỗ: làm sao để giữ được các giá trị Việt trong môi trường học tập toàn cầu.

Theo bà, thách thức này có phần xuất phát từ chính đội ngũ giáo viên nước ngoài. Bà cho rằng nhiều "giáo viên Tây" đến Việt Nam giảng dạy với tâm thế "mang thế giới vào lớp học", nhưng lại không quan tâm hoặc không thấy cần thiết phải hiểu về đất nước mình đang đứng lớp.

Bà nhớ lại hồi mới về lại Việt Nam học ở trường Marie Curie xưa, bà từng được các thầy cô Pháp yêu cầu chọn một tên tiếng Pháp để tiện xưng hô - dù tên của bà là "Ninh", rất dễ phát âm. Đã vậy, khi học ở Pháp, không ai bắt bà phải đổi tên.

Theo bà, sự thiếu tôn trọng văn hóa bản địa bắt đầu từ những điều tưởng như rất nhỏ. Và đến hôm nay, vẫn còn nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam giữ tâm lý như thế. Đáng nói, các giáo viên này được trả lương cao nhưng không cố gắng học cách... phát âm tên Việt, hay rộng hơn là hiểu hơn về bản sắc đất nước nơi họ đang giảng dạy.

Theo bà Ninh, các trường không nên chiều giáo viên nước ngoài, mà cần đóng vai trò như những nhà đàm phán văn hóa. Khi tuyển dụng, tiêu chí không chỉ là bằng cấp hay kinh nghiệm, mà cần đặt ra yêu cầu rõ ràng về khả năng thích nghi và sẵn sàng học hỏi văn hóa bản địa. Thái độ học tập của người thầy rất quan trọng.

"Trường quốc tế không nên 'chiều' thầy cô nước ngoài", bà Ninh nói. "Họ không phải chỉ biết những chuyện từ Silicon Valley, Hollywood nhưng còn trong nước thì không biết rõ".

Với phụ huynh, bà cho rằng họ cũng có trách nhiệm giữ gìn bản sắc. Bà kể có lần gặp một gia đình nói tiếng Anh hoàn toàn với con khi các em đi học về từ trường quốc tế. 

"Tôi tự thắc mắc: Nói tiếng Anh 7-8 tiếng ở trường chưa đủ sao? Về nhà cũng phải nói tiếng Anh? Tôi nghĩ chúng ta hội nhập thế giới nhưng phải biết mình là ai và giữ được thế của mình".

Ở góc nhìn khác, TS Nguyễn Chí Hiếu - CEO của Tổ chức giáo dục IEG Global - ví sự kết hợp giữa chương trình quốc tế và chương trình Việt Nam như hai dòng nước mặn - ngọt gặp nhau.

Theo ông, chỉ riêng việc tích hợp chương trình đã là một bài toán phức tạp, huống chi là kết hợp cả văn hóa. Do vậy, các trường cần xác định rõ ranh giới.

Chẳng hạn, ông cho rằng dạy ở Việt Nam thì không thể bỏ qua Ngày Nhà giáo Việt Nam, Tết Trung thu hay Tết Nguyên đán. Vì các em vẫn sống và lớn lên trong xã hội Việt Nam. "Có những thứ có thể thỏa hiệp, nhưng cũng có những giá trị không nên và không được thỏa hiệp", ông Hiếu nói.

Ông Thanh Bùi - sáng lập Embassy Education - cho rằng nếu được thiết kế khéo léo, sự giao thoa giữa chương trình quốc tế và văn hóa Việt có thể tạo nên môi trường giáo dục toàn diện - nơi học sinh vừa có năng lực học thuật hiện đại, vừa biết tự hào về cội nguồn.

Các hoạt động trải nghiệm, dự án cá nhân hay câu lạc bộ văn hóa chính là "cửa ngõ" để đưa yếu tố Việt vào chương trình học một cách tự nhiên và sống động. "Nếu làm tốt, trường quốc tế có thể trở thành một không gian văn hóa độc đáo trong lòng toàn cầu hóa", ông nói.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề
TRỌNG NHÂN

Nguồn: https://tuoitre.vn/nhieu-giao-vien-nuoc-ngoai-o-viet-nam-thieu-ton-trong-van-hoa-ban-dia-can-thay-doi-20250510192344411.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Nhiều bãi biển ở Phan Thiết rợp cánh diều gây ấn tượng cho du khách
Lễ duyệt binh Nga: Những góc quay 'tuyệt đối điện ảnh' khiến người xem sửng sốt
Xem lại tiêm kích Nga trình diễn ngoạn mục trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng
Cúc Phương vào mùa bướm – khi rừng già hóa thành chốn cổ tích

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm