Những năm Tỵ trọng đại trong lịch sử Việt Nam

Sách "Việt Nam sử lược" (Trần Trọng Kim, NXB Văn học, tái bản năm 2022) ghi lại các năm Tỵ gắn liền với những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Báo Lao ĐộngBáo Lao Động27/01/2025


1. Năm Tân Tỵ (981)

Tháng 3 Âm lịch, trong cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất, quân và dân Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của vua Lê Đại Hành đã lập nên những chiến công vang dội.

Thủy quân giặc Tống do Lưu Trừng chỉ huy bị đánh tan tại sông Bạch Đằng. Tướng Hầu Nhân Bảo bị chém tại Bình Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội), và quân ta giành thắng lợi lớn tại Tây Kết (Hà Bắc). Tướng giặc Trần Khâm Tộ tháo chạy, trong khi hai tướng Triệu Phụng Huân và Quách Quân Biện bị bắt sống và giam tại kinh đô Hoa Lư.

Thất bại này khiến nhà Tống hoảng sợ và ra lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất kết thúc với thắng lợi rực rỡ.

Kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất năm Tân Tỵ 981. Ảnh minh họa: AI

2. Năm Đinh Tỵ (1077)

Nhà Tống lần thứ 2 đưa quân tiến vào xâm lược Đại Việt, do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy. Tướng quân Lý Thường Kiệt tổ chức phòng tuyến kiên cố dọc sông Cầu, chuẩn bị chặn địch.

Ngày 18.1.1077, bài thơ "Nam quốc sơn hà" vang lên trên sông Như Nguyệt, khẳng định chủ quyền dân tộc. Tháng 3 Âm lịch, quân Tống chịu tổn thất nặng nề nhưng không thể phá vỡ phòng tuyến của quân ta, buộc phải điều đình và rút lui.

Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai kết thúc thắng lợi. Vào tháng 9 năm đó, đê sông Như Nguyệt dài hơn 134 km được triều đình gia cố thêm, đảm bảo an ninh vùng biên.

Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai năm Đinh Tỵ. Ảnh minh họa: AI

3. Năm Đinh Tỵ (1257)

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất nổ ra khi Ngột Lương Hợp Thai huy động 3 vạn quân xâm lược nước ta. Trước sức mạnh của quân địch, vua Trần Thái Tông chỉ huy quân đội rút lui chiến lược, thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống" để tiêu hao lực lượng địch.

Đến ngày 24 tháng Chạp, quân ta phản công dữ dội tại Đông Bộ Đầu (Long Biên, Hà Nội), giành chiến thắng, buộc giặc phải rút quân về nước.

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất năm Đinh Tỵ. Ảnh minh họa: AI

4. Năm Quý Tỵ (1473)

Tháng Giêng, vua Lê Thánh Tông đích thân thực hiện nghi lễ tịch điền, khởi xướng từ thời Lê Đại Hành nhằm động viên nông dân tích cực cày cấy. Tháng 2 Âm lịch, ông ban hành lệnh cấm uống rượu để hạn chế nạn chè chén và nâng cao hiệu quả làm việc trong triều đình.

Vua Lê Thánh Tông đích thân thực hiện nghi lễ tịch điền năm Quý Tỵ. Ảnh minh họa: AI

5. Năm Quý Tỵ (1773)

Tháng 2 Âm lịch, phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nghĩa quân lần lượt đánh chiếm Hạ Đạo, Tuy Viên, và các vùng Quảng Ngãi, Bình Định.

Tượng Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ tại Di tích Tây Sơn thượng đạo. Ảnh TXAK

Đến tháng 8 Âm lịch, họ hạ thành Quy Nhơn, khiến tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên hoảng sợ bỏ chạy. Phong trào Tây Sơn từ đây lan rộng, trở thành lực lượng chính trị và quân sự lớn mạnh, dẫn đến những chiến công oanh liệt như lật đổ chế độ phong kiến mục nát và đánh bại 20 vạn quân Thanh.

6. Năm Tân Tỵ (1821)

Tháng Giêng, phong trào khởi nghĩa Phan Bá Vành nổ ra tại Trà Lũ (Hà Nam Ninh), làm suy yếu triều đình nhà Nguyễn.

Tháng 4.1821, nhà sử học Phan Huy Chú dâng triều đình bộ sách "Lịch triều hiến chương loại chí", góp phần quan trọng vào lịch sử học thuật Việt Nam.

Phong trào khởi nghĩa Phan Bá Vành nổ ra tại Trà Lũ năm Tân Tỵ. Ảnh minh họa: AI

7. Năm Tân Tỵ (1941)

Ngày 28.1, Bác Hồ trở về nước sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, mở ra giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 25.10, Mặt trận Việt Minh được thành lập, trở thành lực lượng chính trị quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là tiền đề dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân.

Khẩu hiệu của Việt Minh kêu gọi đồng bào gia nhập Việt Minh và đoàn kết đánh đuổi Nhật - Pháp. Ảnh tư liệu

8. Năm Quý Tỵ (1953)

Tháng 11, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5 quyết định tiến hành cải cách ruộng đất tại vùng tự do, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng". Chính sách này góp phần quan trọng vào chiến thắng Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp.

9. Năm Ất Tỵ (1965)

Đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc. Miền Bắc chuyển hướng vừa kháng chiến vừa xây dựng kinh tế, tạo nền tảng cho thắng lợi toàn diện năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu xây dựng quốc gia độc lập, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.



Bình luận (0)

No data
No data

No videos available