Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông và đặc biệt là tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu với kinh phí khoảng 33.000 tỷ đồng sẽ góp phần phá thế độc đạo của Quốc lộ 6, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Tây Bắc.Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ đầu tư 10 tuyến kênh xuyên rừng, dẫn nước thủy lợi Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai) để tưới mát hơn 2.000 ha cây trồng, giúp cho người dân trong khu vực trồng lúa nước 2 - 3 vụ/năm. Đây là một tin vui đối với cho bà con, là “cú hích” cho vùng biên giới này đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.Sáng 28/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Lula da Silva thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.Ở Thái Nguyên, chúng tôi đã rong ruổi từ Đồng Hỷ lên Đại Từ, rồi ngoặt về Phú Bình, Sông Công… Nhưng đắm say nhất, hẳn là chuyến điền dã ở Tân Cương - một vùng đất góp phần làm nên Đệ nhất danh trà.Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ đầu tư 10 tuyến kênh xuyên rừng, dẫn nước thủy lợi Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai) để tưới mát hơn 2.000 ha cây trồng, giúp cho người dân trong khu vực trồng lúa nước 2 - 3 vụ/năm. Đây là một tin vui đối với cho bà con, là “cú hích” cho vùng biên giới này đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.Chiều 27/3, Đoàn công tác do ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND huyện Phước Sơn, về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển đăng bài viết về phản ứng của phụ huynh liên quan vụ “28 giáo viên, học sinh Trường Marie Curie Bình Dương nhập viện sau ăn cơm trưa”; bạn đọc đã nhắn tin yêu cầu tiếp tục làm sáng tỏ trách nhiệm của cơ quan chức năng.Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng với công việc ổn định ở Đà Nẵng, nhưng anh Huỳnh Viên Mãn (32 tuổi, xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam) quyết định về quê để khởi nghiệp. Sau nhiều năm cố gắng, đến nay anh đã gây dựng cho mình trang trại chồn hương, thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 25/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam ban hành chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thánh đường cổ kính của Việt Nam được thay ngói mới. Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núI.Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông và đặc biệt là tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu với kinh phí khoảng 33.000 tỷ đồng sẽ góp phần phá thế độc đạo của Quốc lộ 6, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Tây Bắc.Tỉnh đoàn Bình Dương vừa khai trương phòng trưng bày hơn 3.000 bức ảnh, hiện vật về quá trình hoạt động của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết giai đoạn 2006 - 2011. Sự kiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 94 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).Tháp Hùng Vương là 1 trong 6 nhóm dự án quan trọng trong Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong năm 2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện M’Drắk (tỉnh Đắk Lắk) đạt trên 626 tỷ đồng, tăng 61,7 tỷ đồng so với năm 2023.
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2025, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch với doanh thu ước đạt 1.300 tỷ đồng. Những điểm đến hấp dẫn được du khách lựa chọn là Hang Táu, Hang Dơi, Chùa Vặt Hồng, Thác Dải Yếm, thung lũng mận Nà Ka...
Dọc các con đường dẫn tới những thung lũng mận, nhiều đoàn xe du lịch nối dài hàng cây số. Một số tuyến đường chính như đường vào bản Áng, khu vực xã Tân Lập, đường lên Cửa khẩu Lóng Sập đều bị ùn tắc kéo dài vào giờ cao điểm.
Đặc biệt trên Quốc lộ 6 - tuyến đường nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội; tình trạng ùn tắc, quá tải luôn thường trực. Với chiều dài trên 420 km, đây là con đường huyết mạch không chỉ trong phát triển du lịch mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội với hàng nghìn lượt phương tiện tham gia giao thông mỗi ngày.
Dù được đầu tư nâng cấp, cải tạo nhưng Quốc lộ 6 được ví như “tấm áo chật” khi nhu cầu thông thương, đi lại tăng quá cao. Cùng với địa hình hiểm trở, đèo dốc dài luôn là thách thức lớn với các tài xế; nhiều vụ tai nạn nạn giao thông để lại hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra.
Nhiều tài xế xe tải chở nông sản từ các tỉnh Tây Bắc về Hà Nội tiêu thụ khi được hỏi đều chia sẻ, đường đèo Tây Bắc và nhất là Quốc lộ 6 luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và rủi ro. Vào thời điểm đầu và cuối năm khi thời tiết có sương mù, mặt đường trơn trượt hay mùa mưa bão với nguy cơ sạt lở lại càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Chỉ một chút lơ là tài xế có thể phải trả giá đắt. Nếu có một tuyến đường cao tốc thay thế Quốc lộ 6 thì việc đi lại của người dân sẽ thuận tiện hơn rất nhiều và cũng góp phần bảo đảm an toàn giao thông...
Cao tốc huyết mạch đánh thức tiềm năng cả vùng
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm, vùng Trung du và miền núi phía Bắc phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế của vùng tuy tăng trưởng khá nhưng quy mô kinh tế vùng còn nhỏ, chỉ chiếm 8% so với cả nước, 13/14 địa phương trong vùng chưa tự cân đối thu chi ngân sách.
Hạ tầng giao thông kết nối vẫn là điểm nghẽn của vùng, chưa kết nối được với vùng Thủ đô, ra các cảng biển, đường sắt chưa kết nối được với Trung Quốc và ra quốc tế.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu sẽ là một tuyến đường liên kết vùng vô cùng huyết mạch của vùng Tây Bắc nhằm phá thế độc đạo của Quốc lộ 6. Qua đó tạo không gian phát triển kết nối với Thủ đô Hà Nội, tạo tiền đề để tiếp tục triển khai toàn tuyến cao tốc kết nối Cửa khẩu Tây Trang, Điện Biên theo quy hoạch.
Tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu hiện nay đang triển khai thực hiện theo 4 dự án độc lập. Sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn tuyến khoảng 33.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước dự kiến bố trí là 24.000 tỷ đồng và giao cho hai địa phương Hòa Bình, Sơn La thực hiện.
Tại lễ khởi công xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn Km19+00 - Km53+00), lãnh đạo tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh, dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Tây Bắc nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng.
Tạo tiền đề hoàn thiện tuyến cao tốc CT.03 (Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên) theo Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hình thành đường giao thông liên vùng Sơn La, các tỉnh Tây Bắc - Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ, các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Từ đó phát huy khả năng khai thác của toàn bộ mạng lưới giao thông liên vùng, giảm tải cho Quốc lộ 6. Ngoài ra dự án sẽ tạo điều kiện khai thác những tiền năng, thế mạnh về phát triển du lịch, dịch vụ tại tỉnh Hòa Bình và Sơn La.
Sau khi hoàn thành dự án, quãng đường từ Hà Nội đến Vân Hồ, Mộc Châu sẽ được giảm xuống chỉ còn khoảng còn 2,5 giờ thay vì 6 giờ như trước đây và góp phần bảo đảm an toàn giao thông.
Nguồn: https://baodantoc.vn/phat-trien-ha-tang-giao-thong-tao-dong-luc-cho-ca-vung-tay-bac-1743059099964.htm
Bình luận (0)