Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phụ nữ Đông Giang phát huy vốn tín dụng chính sách

(QNO) - Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội ủy thác qua kênh phụ nữ tại huyện Đông Giang phát huy hiệu quả, góp phần giúp hội viên cải thiện thu nhập, vượt khó thoát nghèo.

Báo Đà NẵngBáo Đà Nẵng30/06/2025

nhia.jpg
Gia đình chị Zơ Râm Thị Nhia (thôn Cột Buồm, xã Kà Dăng) phát triển kinh tế từ trồng trọt và chăn nuôi. Ảnh: CÔNG TÚ

Vượt khó vươn lên

Chị Zơ Râm Thị Nhia (thôn Cột Buồm, xã Kà Dăng) lập gia đình vào năm 2010 khi vừa tròn 22 tuổi. Hai vợ chồng chưa có tài sản trong tay nên động viên cố gắng, vượt lên số phận để có cuộc sống đầy đủ, lo cho các con đến trường.

Từ mảnh đất cha mẹ cho, vợ chồng chị Nhia phát dọn một phần diện tích trồng lòn bon rộng hơn 1ha. Thông qua kênh Hội LHPN, chị quyết định vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện và cùng số tiền tích góp đầu tư trồng 5ha keo.

Vụ thu hoạch keo đầu tiên vào năm 2017, gia đình dành ra một khoản tiền mua ti vi, xe máy và vật dụng khác cần thiết. Ngoài trồng lòn bon và cây keo, chị còn nuôi heo đen địa phương, gà và thả cá. Sau khi trừ chi phí, hai vợ chồng mỗi năm tích lũy được hơn 70 triệu đồng.

Nay kinh tế gia đình ổn định dần, vợ chồng chị Nhia có điều kiện trang trải sinh hoạt hàng ngày và mua sắm đầy đủ trang thiết bị thiết yếu phục vụ sinh hoạt. Nhờ chịu thương chịu khó, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng CSXH, gia đình chị trả hết khoản vay. Con cái ngoan hiền, chăm chỉ học hành.

bhop.jpg
Chị Clâu Thị Bhớp cung cấp thực phẩm tươi sống, rau củ quả đến tận ngõ nhà dân. Ảnh: CÔNG TÚ

Tại thôn Bhơhồông (xã Sông Kôn), hộ Clâu Thị Bhớp là điển hình phụ nữ vượt lên số phận, phát huy hiệu quả vốn vay tín dụng CSXH. Thời gian đầu lập gia đình, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào nương rẫy, một năm chỉ trông chờ vào một vụ lúa rẫy. Nếu thời tiết không thuận lợi, cả gia đình phải chịu cảnh “ăn sắn thay cơm”.

Năm 2014, chị Bhớp bàn bạc với chồng vay vốn 50 triệu đồng qua kênh hộ nghèo do Hội LHPN quản lý cùng số tiền tích góp được để mở quầy tạp hóa nhỏ, mua chiếc xe máy làm phương tiện vận chuyển rau quả, thịt cá đến bán từng ngõ nhà dân.

Chị còn thu mua nguồn rau củ bị dập bán rẻ ở chợ về làm thức ăn cho 10 con heo giống. Sau 4 tháng, lứa heo đầu tiên được xuất chuồng thu về hơn 10,5 triệu đồng. Năm 2015, gia đình phát 3ha đất rẫy để tỉa lúa, trồng xen keo. Vụ thu hoạch keo đầu tiên sau 5 năm đem lại hơn 51 triệu đồng.

Để cuộc sống trọn vẹn hơn

Một hoàn cảnh vượt khó khác là chị Bnướch Thị Hằng (thôn Pho, xã Sông Kôn). Sinh con đầu lòng chưa bao lâu thì bất hạnh ập đến khi người chồng không may qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo. Kể từ ngày chồng mất, chị Bnướch Thị Hằng trở thành trụ cột gia đình, là chỗ dựa của đứa con gái.

Sau nhiều năm, chị quyết định bước thêm bước nữa, hoàn cảnh bên chồng cũng thuộc diện hộ nghèo. Được Hội LHPN xã tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay đầu tư phát triển sinh kế, vợ chồng chị thống nhất lựa chọn buôn bán hàng hóa nhỏ lẻ.

Thông qua kênh Hội LHPN, chị vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để làm mái che, đóng tủ và kệ sắt mở quầy tạp hóa. Lợi nhuận khiêm tốn, nhưng việc cung cấp nhiều loại sản phẩm giúp gia đình ổn định thu nhập. Vợ ở nhà buôn bán, chồng xin vào làm công ty. Đến nay, gia đình đã thoát nghèo bền vững.

chot.jpg
Quán cà phê, nước giải khát của gia đình chị ALăng Thị Chót. Ảnh: CÔNG TÚ

Ở thôn Bến Hiên (xã Kà Dăng), đời sống của gia đình chị ALăng Thị Chót từ chỗ chạy ăn từng bữa, nay đã khấm khá dần lên. Trước đó vào năm 2010, chị vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đông Giang đầu tư trồng 10ha keo, mở rộng hơn 2ha vườn lòn bon. Đồng thời chăn nuôi heo thịt, trồng lúa rẫy và mở quầy tạp hóa, nước uống giải khát để tăng thêm nguồn thu nhập.

Với khoản thu từ vụ keo đầu tiên, năm 2015, chị Chót mua ti vi, xe máy, một số vật dụng khác trong gia đình. Hiện nay, kinh tế gia đình hội viên phụ nữ này dần ổn định với thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Chị Chót nói: “Mình rất vui khi vượt qua ngày tháng khó khăn, một phần nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của địa phương. Các hội đoàn thể, nhất là Hội LHPN xã và cộng đồng đã tích cực hướng dẫn, cung cấp kiến thức phát triển kinh tế, tiết kiệm chi tiêu, chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, giáo dục con cái chăm ngoan học giỏi”.

Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đông Giang - ông Đặng Văn Dũng cho biết, tính đến thời điểm 31/12/2024, tổng dư nợ ủy thác thông qua Hội LHPN quản lý hơn 115,2 tỷ đồng; đến ngày 30/6/2025, tổng dư nợ ủy thác hơn 132 tỷ đồng. Phụ nữ trên địa bàn Đông Giang vay vốn với tổng cộng 12 chương trình vay.

Nguồn: https://baodanang.vn/phu-nu-dong-giang-phat-huy-von-tin-dung-chinh-sach-3236979.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hơn 18.000 ngôi chùa cả nước cử chuông trống bát nhã cầu quốc thái dân an sáng nay
Bầu trời sông Hàn 'tuyệt đối điện ảnh'
Hoa hậu Việt Nam 2024 gọi tên Hà Trúc Linh, cô gái Phú Yên
DIFF 2025 - Cú hích bùng nổ cho mùa du lịch hè Đà Nẵng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm