Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phụ nữ Đông Giang phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh địa phương

Dựa vào thế mạnh của địa phương, nhiều hội viên phụ nữ ở huyện Đông Giang chăm lo làm kinh tế, giúp gia đình thoát nghèo.

Báo Quảng NamBáo Quảng Nam15/04/2025

ẢNH 4
Chị ALăng Thị Chót (thôn Bến Hiên, xã Kà Dăng) mở tiệm bán nước giải khát. Ảnh: KHẢI KHIÊM

Xuất thân gia đình thuần nông, chị ALăng Thị Chót (sinh năm 1981) sống tại thôn Bến Hiên (xã Kà Dăng) xác định muốn ổn định cuộc sống cần dựa vào thế mạnh sản xuất nông nghiệp.

Nhiều lần được tập huấn, giới thiệu mô hình phát triển kinh tế hay, chị Chót nhận thấy chăn nuôi heo, trồng keo tuy vất vả nhưng phù hợp với điều kiện gia đình.

Năm 2010, chị vay 50 triệu đồng để thêm vào trồng 10ha keo, mở rộng hơn 2ha vườn lòn bon, nuôi heo thịt, trồng lúa rẫy và làm quầy tạp hóa, bán nước giải khát. Từ vụ thu hoạch keo đầu tiên, năm 2015, gia đình chị Chót bắt đầu có nguồn thu nhập ổn định.

Chủ tịch Hội LHPN xã Kà Dăng - bà A Lăng Thị Mứt chia sẻ, ở xã Kà Dăng, ngoài chị Chót biết vượt qua khó khăn, cần mẩn làm ăn để vươn lên trong cuộc sống, nhiều chị em là tấm gương tiêu biểu của phẩm chất người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.

Điển hình như chị Zơ Râm Thị Nhia ở thôn Cột Buồm. Gia đình chị Nhia đã mạnh dạn vay vốn mở rộng diện tích trồng keo hơn 5ha, trồng lòn bon, nuôi heo địa phương, nuôi gà và cá cho thu nhập mỗi năm hơn 70 triệu đồng.

ẢNH 5
Chị Clâu Thị Bhớp (thôn Bhơhồông, xã Sông Kôn) chở rau quả, thịt cá đến nơi xa xôi để bán người dân. Ảnh: KHẢI KHIÊM

Theo bà Vi Thị Lăng - Chủ tịch Hội LHPN xã Sông Kôn, nhiều hộ gia đình ở địa phương thoát nghèo nhờ sự cần cù, chịu thương chịu khó, ham học hỏi của hội viên phụ nữ. Tiêu biểu có thể kể đến chị Clâu Thị Bhớp trú thôn Bhơhồông, chị Bnướch Thị Hằng và chị Zơ Râm Thị Nho cùng ở tại thôn Pho.

Với chị Clâu Thị Bhớp, năm 2014, vợ chồng mạnh dạn vay 50 triệu đồng để mở tạp quầy hóa nhỏ, mua xe máy làm phương tiện vận chuyển nhu yếu phẩm như rau, quả, thịt cá đến từng ngõ bán cho người dân. “Lấy ngắn nuôi dài”, chị mua thêm rau củ bị dập được thương lái bán rẻ, nấu rượu, trồng thêm rau khoai để nuôi 10 con heo giống.

Sau 4 tháng, chị Bhớp đã xuất chuồng lứa heo đầu tiên thu về hơn 10,5 triệu đồng. Năm 2015, gia đình phát 3ha đất rẫy để tỉa lúa trồng xen keo. Đất không phụ công người, khai thác vụ keo đầu tiên thu về 51 triệu đồng, một khoản tiền mà chị chưa từng nghĩ đến.

Hiện nay, gia đình chị sở hữu 3ha keo lai được 3 năm tuổi; 4 con heo thịt, 3 heo nái và 18 heo con. Trừ các chi phí, mỗi tháng cho thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng. Chị Bhớp còn tích cực vận động chị em thực hiện tốt các phong trào; chị là một tấm gương tiêu biểu để hội viên học tập, làm theo.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/phu-nu-dong-giang-phat-trien-kinh-te-dua-tren-the-manh-dia-phuong-3152782.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm