Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Quản Bạ từng bước đa dạng sản phẩm du lịch

BHG - Với lợi thế cửa ngõ của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Quản Bạ trong những năm gần đây luôn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con các dân tộc trên địa bàn phát triển các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch, tạo thu nhập và nâng cao đời sống. Nhiều cá nhân, tập thể đã có cách làm hay, sáng tạo dựa trên chính những lợi thế sẵn có để tạo thành các sản phẩm du lịch đã và đang thu hút đông đảo du khách phải dừng chân khi tham gia tour du lịch vòng quanh Cao nguyên đá Đồng Văn.

Báo Hà GiangBáo Hà Giang04/04/2025

BHG - Với lợi thế cửa ngõ của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn,  huyện Quản Bạ trong những năm gần đây luôn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con các dân tộc trên địa bàn phát triển các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch, tạo thu nhập và nâng cao đời sống. Nhiều cá nhân, tập thể đã có cách làm hay, sáng tạo dựa trên chính những lợi thế sẵn có để tạo thành các sản phẩm du lịch đã và đang thu hút đông đảo du khách phải dừng chân khi tham gia tour du lịch vòng quanh Cao nguyên đá Đồng Văn.

Sản phẩm thổ cẩm được làm từ vải lanh của Hợp tác xã dệt lanh xã Cán Tỷ (Quản Bạ) đã có chỗ đứng trên thị trường.
Sản phẩm thổ cẩm được làm từ vải lanh của Hợp tác xã dệt lanh xã Cán Tỷ (Quản Bạ) đã có chỗ đứng trên thị trường.

Được Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Quản Bạ Lê Minh Lập giới thiệu, chúng tôi tìm đến gia đình anh Cháng Mí Giàng, thôn Sảng Cán Tỷ, xã Cán Tỷ là một trong những hộ tiêu biểu về mạnh dạn đầu tư dịch vụ du lịch từ rất sớm của xã Cán Tỷ. Được chứng kiến tận mắt mới thấy được hiệu quả từ việc dám nghĩ, dám làm của người dân nơi đây. Từng đoàn ô tô, xe máy đưa khách du lịch Cao nguyên đá đều dừng chân nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm quà lưu niệm là những sản vật, sản phẩm đặc trưng của địa phương, như: Mật ong Bạc hà, bột Tam thất, thịt trâu, lợn gác bếp; các loại trà và các sản phẩm được làm từ Thổ cẩm… Anh Cháng Mí Giàng tâm sự: “Sau khi đi một số nơi tham quan, du lịch và học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi. Trở về địa phương, nhận thấy du khách đến với Hà Giang ngày càng tăng, tôi đã bàn bạc với gia đình và quyết định xây dựng nhà ở kết hợp với Trạm dừng chân đón khách. Để có được cơ sở như ngày hôm nay, gia đình tôi đã vay mượn từ anh, em, bạn bè và từ nguồn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội cùng với sự định hướng, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương. Khu nhà ở kết hợp với điểm dừng chân của gia đình đã cơ bản hoàn thành và bắt đầu phục vụ du khách từ 3 năm trở lại đây. Mỗi ngày cùng với việc cho khách ngắm cảnh, chụp ảnh miễn phí, gia đình tôi bán thêm các loại nước uống giải khát và các sản phẩm đặc sản đặc trưng. Nhờ đó, gia đình tôi đã có nguồn thu nhập rất ổn định từ hoạt động du lịch”.

Thổ cẩm của người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành sản phẩm lưu niệm đặc trưng.
Thổ cẩm của người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành sản phẩm lưu niệm đặc trưng.

Hiện, huyện Quản Bạ đã, đang thực hiện tốt công tác quy hoạch du lịch. Tiêu biểu như đề án xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng tại thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ; Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Bố Y, xã Quyết Tiến; Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, xã Tùng Vài; Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Lùng Hẩu, xã Thái An… Tính đến nay, huyện Quản Bạ có 14 điểm du lịch, trong đó có 2 điểm du lịch cấp tỉnh; 2 khách sạn; 20 nhà nghỉ, nhiều nhà hàng và cơ sở kinh doanh sản phẩm phục vụ du khách tới tham quan, trải nghiệm. Với sự tuyên truyền, định hướng cụ thể, kịp thời của chính quyền địa phương, Hợp tác xã dệt lanh xã Cán Tỷ sau 2 năm hoạt động đã đem lại thu nhập ổn định cho các xã viên. Chị Sùng Thị Máy, Phó Giám đốc Hợp tác xã cho biết: “Khi Hợp tác xã lanh Cán Tỷ được thành lập và đi vào hoạt động góp phần bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm như áo, váy, khăn quàng, túi xách, ví, vỏ chăn, khăn trải bàn và những đồ lưu niệm nhỏ xinh bằng vải thổ cẩm… mang đậm nét bản sắc văn hóa của người dân tộc Mông nơi đây được du khách trong và ngoài nước ưa thích. Từ đó, đã tạo công ăn việc làm cho nhiều chị em phụ nữ dân tộc Mông trên địa bàn”.

Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Quản Bạ, Lê Minh Lập cho biết thêm: “Huyện Quản Bạ đã triển khai nhiều giải pháp phát triển du lịch, sản phẩm du lịch đặc hữu của địa phương, ban hành một số cơ chế và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, chủ động liên kết, phối hợp với các công ty, đơn vị doanh nghiệp du lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh xây dựng mở mới các tuor, tuyến du lịch. Đào tạo, tập huấn cho người dân cách làm du lịch để tạo được ấn tượng, giữ chân du khách, phát triển các sản phẩm lưu niệm của địa phương từ những mặt hàng nông nghiệp đặc hữu như: Mật ong, rượu ngô, dệt lanh, các sản phẩm dược liệu... tạo thêm sự đa dạng cho sản phẩm du lịch tại địa phương”.

Từ thực tế cho thấy, hiện nay một số sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch của Quản Bạ đã được du khách trong và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên, quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao nên rất cần có những chính sách, định hướng phù hợp giúp người dân nâng cao nhận thức, khai thác có hiệu quả thế mạnh của địa phương, phát triển các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Bài, ảnh: Phi Anh

Nguồn: https://baohagiang.vn/van-hoa/202504/quan-ba-tung-buoc-da-dang-san-pham-du-lich-92b6ff5/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Những làng quê đáng sống
Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm