
1. Thành phố nào có điện sớm nhất nước ta?
-
A
Hải Phòng
Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, vào thập niên 80 của thế kỷ 19, ở Paris (Pháp), người ta coi điện là phương tiện xa xỉ tốn kém. Đến năm 1888-1889 mới quyết định dùng đèn điện để thắp sáng một số trung tâm hành chính. Khi đó, ở Đông Dương, chính quyền thuộc địa đã dự tính dùng nguồn năng lượng mới này.
Theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Hữu Quang trong cuốn Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, Hải Phòng là nơi đầu tiên ở Việt Nam có đèn điện chiếu sáng năm 1892 tức là từ thế kỷ 19, sau đó là Hà Nội rồi mới tới Sài Gòn. -
B
Hà Nội
-
C
TP.HCM
-
D
Đà Nẵng

2. Trước khi được chiếu sáng bằng điện, Hải Phòng chiếu sáng bằng gì?
-
A
Dầu hỏa
-
B
Đèn bão
-
C
Đèn dầu
-
D
Đèn lồng
Theo tài liệu, "Những bóng đèn đường dùng điện đầu tiên ở Sài Gòn" của PGS. TS. Trần Hữu Quang trước khi có đèn điện, ở Hải Phòng, Hà Nội hay Sài Gòn, người ta thắp đèn trên đường phố bằng những cây đèn lồng đốt bằng dầu dừa.
Năm 1892, người Pháp khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của Đông Dương tại Hải Phòng. Nhà máy này được gọi là Nhà đèn Vườn hoa, có công suất 750kW. Đây là chủ trương xây dựng Hải Phòng thành "thủ đô kinh tế" tại Đông Dương của Toàn quyền Jean-Marie De Lannessan: "Trong những công trình đã làm và sẽ làm phải chú trọng mở mang ánh sáng điện và nước cho hai thành phố chính là Hà Nội và Hải Phòng để cải thiện sinh hoạt cho người châu Âu ở Bắc Kỳ". Điều này cho thấy thời gian sau, khi Toàn quyền Paul Doumer đến Hà Nội, đèn điện đã có rồi.

3. Hải Phòng có nhà máy nhiệt điện sớm nhất nước ta đúng hay sai?
-
A
Đúng
Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam, nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của Việt Nam là nhà đèn Vườn hoa, được người Pháp xây dựng tháng 2/1894 tại Hải Phòng. Tiếp đó, tại khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, các nhà máy nhỏ, quy mô không quá 10 MW, thông số hơi thấp lần lượt được xây dựng.
Tới tháng 10/1954, tổng công suất nguồn điện miền Bắc chỉ khoảng 31,5 MW với sản lượng điện khoảng 53 triệu kWh/năm. Để đáp ứng nhu cầu điện năng, cùng với việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các nhà máy điện do Pháp để lại, trong các năm 1955 - 1960, Việt Nam khởi công xây dựng và đưa vào vận hành một số NMNĐ than mới có công suất nhỏ và vừa, thông số hơi trung áp (áp suất/nhiệt độ đến 3,43 MPa (35 bar)/435 độ C), công nghệ lò ghi xích và lò than phun. -
B
Sai

4. Hà Nội có điện năm nào?
-
A
1893
-
B
1894
-
C
1895
Theo Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội có điện từ năm 1895, cách đây 130 năm nhưng phải đến những năm 1920, việc sử dụng điện mới trở nên phổ biến hơn trong dân chúng. Thành phố có điện trở nên văn minh hơn và có cơ hội phát triển để bắt kịp với các thành phố khác đương thời.
-
D
1896

5. Ngày truyền thống ngành điện Việt Nam là ngày nào?
-
A
20/12
-
B
21/12
Ngày 21/12/1954, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân viên Nhà đèn Bờ Hồ và Nhà máy điện Yên Phụ. Bác khen ngợi ngành điện sản xuất điện đều, đảm bảo cho sinh hoạt của người dân trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến cũng như lúc giải phóng Thủ đô. Đây được coi là sự kiện trọng đại và chọn làm ngày truyền thống ngành điện Việt Nam.
-
C
23/12
-
D
24/12

Nguồn: https://vtcnews.vn/thanh-pho-nao-co-dien-som-nhat-nuoc-ta-ar942569.html
Bình luận (0)