Theo đánh giá của giới chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư ưu tiên mua vàng vì đây là một loại tài sản trú ẩn an toàn để đối phó với sự bất ổn do một loạt chính sách thương mại của chính phủ Mỹ.
Trong ba năm qua, nhu cầu mới về vàng tăng mạnh nhất là hoạt động mua ròng của các ngân hàng trung ương, với tỷ lệ trung bình tăng gấp đôi so với ba năm trước. (Nguồn: Getty Images) |
Xét trên dài hạn, có thể thấy rằng, vàng đã bước vào một chu kỳ tăng giá mới kể từ đầu thiên niên kỷ.
Xu hướng tăng giá vàng không được xác định bởi lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ, hoạt động mua vàng của ngân hàng trung ương hay sự khó đoán định trong cách thức điều hành chính sách thương mại của chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Vậy lý do gì khiến vàng tăng giá liên tục và giá sẽ tăng đến mức nào?
Nhìn vào dòng thời gian, tính từ đầu thiên niên kỷ thứ 3 (từ năm 2001 đến năm 3000), vàng bắt đầu “phản công” ở mức 300 USD/ounce.
Giá vàng đã tăng trong 10 năm liên tiếp, liên tục lập đỉnh mới và nhanh chóng vượt qua ngưỡng kháng cự 1.800 USD/ounce. Tiếp theo, giá vàng đã có một vài năm điều chỉnh và về gần mức đáy 1.000 USD/ounce vào năm 2015 và tăng mạnh sau năm 2019.
Trong giai đoạn này, từ năm 2001 - 2020, logic định giá vàng chủ yếu dựa trên chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đồng USD suy yếu và vàng mạnh lên.
Tuy nhiên, sau năm 2020, đặc biệt là bắt đầu từ năm 2022, giá vàng và đồng USD đồng loạt mạnh lên, vàng tiếp tục đạt mức cao mới.
Mức giá cao mới của vàng là một kết quả có thể đoán trước và điều quan trọng là logic định giá vàng đã thay đổi. Mặc dù nhu cầu về vàng như một loại hàng hóa (tiêu dùng trang sức + vàng công nghiệp) chiếm hơn một nửa, nhưng sự gia tăng nhu cầu mới là không rõ ràng, cho thấy động lực đằng sau đợt tăng giá vàng này không phải là nhu cầu hàng hóa.
Trong ba năm qua, nhu cầu mới về vàng tăng mạnh nhất là hoạt động mua ròng của các ngân hàng trung ương, với tỷ lệ trung bình tăng gấp đôi so với ba năm trước.
Dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới cho thấy, tổng lượng vàng được các ngân hàng trung ương toàn cầu mua đạt 1.045 tấn vào năm 2024, chiếm 21% khối lượng giao dịch vàng thế giới (4.974 tấn) và quy mô đã tăng gần 60% so với năm 2019. Đây là năm thứ ba liên tiếp tổng lượng vàng được mua trên thế giới vượt 1.000 tấn, vào năm 2022 và 2023 lần lượt là 1.078 tấn và 1.037 tấn.
Điều này cho thấy, ngân hàng trung ương là người mua lớn nhất trên thị trường vàng quốc tế trong 3 năm qua và là động lực chính dẫn đến đợt tăng giá vàng này.
Trong thời gian tới, giá vàng có tăng tiếp hay không còn tùy thuộc vào tình hình quốc tế diễn biến thế nào, mà cốt lõi là quan hệ Trung-Mỹ.
Nếu xảy ra xung đột giữa hai nước lớn, có thể có kẻ thắng người thua, chiến lược đầu tư có thể đặt cược cho cả hai bên, tức là phòng ngừa rủi ro. Nhưng có thể sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, việc mua tài sản từ bất kỳ quốc gia nào cũng không an toàn.
Trong 4 năm tới, giới chuyên gia nhận thấy, cần tập trung vào các điểm sau: Thứ nhất, liệu xung đột Nga-Ukraine có thể kết thúc hay không?
Thứ hai, liệu một cuộc chiến thương mại toàn cầu có nổ ra hay không?
Thứ ba, liệu xu hướng quan hệ Trung-Mỹ có thể đảo ngược hay không? Khi xung đột quốc gia gia tăng và trật tự cũ sụp đổ, các nhà đầu tư vẫn sẽ tăng cường phân bổ tài sản siêu quốc gia làm nơi trú ẩn an toàn và dự kiến ngân hàng trung ương của các nước như Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lượng vàng nắm giữ.
Nguồn: https://baoquocte.vn/vang-buoc-vao-chu-ky-tang-gia-moi-ket-qua-da-duoc-doan-truoc-ba-yeu-to-can-luu-y-trong-tuong-lai-304437.html
Bình luận (0)