Agribank làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm về nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng lực tài chính, cơ cấu lại tài sản Nợ - tài sản Có; xử lý, thu hồi nợ xấu; cơ cấu, sắp xếp mạng lưới hoạt động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin; nâng cao hiệu quả quản trị điều hành, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát nội bộ, đảm bảo tiến độ thực hiện của Phương án cơ cấu lại (trong đó 4 chỉ tiêu chủ yếu: tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ, thu nợ đã xử lý rủi ro, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đã "về đích" trước hạn). Trong năm 2024, Agribank hoàn thành sắp xếp lại 21 Chi nhánh trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Xử lý được gần 138.000 tỷ đồng nợ xấu giai đoạn 2021-2024, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2025 xuống dưới 1% và hoàn thành mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ bán cho VAMC chưa xử lý về dưới mức 3% vào cuối năm 2025. 3. Triển khai có hiệu quả cơ chế quản lý vốn và định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP) từ đầu năm 2024 gắn với quy chế, quy định mới về kế hoạch kinh doanhPhát lệnh FTP 2024
Tăng tính chủ động đối với Chi nhánh, phát huy mạnh mẽ vai trò định hướng, chỉ đạo điều hành từ Trụ sở chính thông qua công tác cân đối vốn, lãi suất, phí mua/bán vốn nội bộ, giao KHKD gắn với Bảng cân đối tài sản mục tiêu quý/năm để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng lực tài chính . Công tác huy động, cân đối vốn được điều hành phù hợp với tăng trưởng tín dụng, tăng hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời tuân thủ quy định của NHNN, góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng kết quả tài chính theo kế hoạch được giao. 4. Tiên phong, gương mẫu triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và các giải pháp về lãi suất, cơ cấu nợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân khôi phục sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối.Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng thăm hỏi hộ vay bị ảnh hưởng bởi Bão số 3 (Yagi)
Triển khai đa dạng các chương trình tín dụng đặc thù, ưu đãi lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu với quy mô trên 457.000 tỷ đồng, lãi suất thấp hơn từ 2-3%/năm so với lãi suất cho vay thông thường; Tiếp tục triển khai có hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách, 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; Nghiêm túc triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho vay lâm, thủy sản, Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ… Ngay sau khi cơn bão số 3 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, Agribank đã thực hiện giảm từ 0,5% đến 2%/năm lãi suất cho vay và miễn, giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả trong thời gian từ 6.9.2024 đến 31.12.2024 đối với dư nợ hiện hữu; giảm 0,5%/năm lãi suất đối với khoản vay mới phát sinh từ ngày 6.9.2024 đến hết năm 2024 để giúp khách hàng sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất kinh doanh. Tích cực thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường vàng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, từ ngày 3.6.2024, Agribank đã thực hiện mua vàng miếng từ NHNN để bán cho khách hàng, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và NHNN. 5. Tăng cường, đẩy mạnh việc tuân thủ kỷ cương, kỷ luật điều hành trên tinh thần “thượng tôn pháp luật”, tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động từ Trụ sở chính tới các Chi nhánh. Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức làm việc trực tiếp với các Chi nhánh trong toàn hệ thống để giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Làm rõ trách nhiệm, cương quyết xử lý các đơn vị, cá nhân không có giải pháp khắc phục tình trạng suy giảm hoạt động, để xảy ra tồn tại, sai phạm, nợ xấu; các trường hợp để xảy ra sai phạm đã được cảnh báo nhưng không triển khai, chậm khắc phục chỉnh sửa kiến nghị/kết luận; kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, hạn chế thấp nhất rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra với Agribank. 6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực hoạt động.Đi đầu trong chuyển đổi số ngành ngân hàng
Nhiều dự án quan trọng đã hoàn thành triển khai (ra mắt phiên bản Agribank Plus, giải pháp ngân hàng số Open SmartBank (OSB), các dự án về quản lý rủi ro theo Basel II) đem lại hiệu quả tích cực, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín, thương hiệu Agribank. Triển khai mạnh mẽ các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn trên không gian số, thu thập và làm sạch dữ liệu khách hàng theo Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6.1.2022 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 2345/QĐ-NHNN ngày 18.12.2023 của NHNN với số lượng khách hàng và giao dịch trực tuyến lớn nhất trong hệ thống. 7. Nâng cao năng lực tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản trị tài chính hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước. Nhiều năm liền Agribank được xếp hạng TOP 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam. Giai đoạn 2021 – 2024, Agribank nộp ngân sách Nhà nước đạt trên 43 nghìn tỷ đồng, trong đó riêng năm 2024 dự kiến nộp ngân sách Nhà nước hơn 15.000 tỷ đồng. Năm 2024, Agribank được cấp bổ sung đủ 17.100 tỷ đồng vốn điều lệ từ ngân sách Nhà nước, nâng tổng vốn điều lệ lên 51.600 tỷ đồng, góp phần nâng cao năng lực tài chính, tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, cho vay nông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, phát huy vai trò của doanh nghiệp với cộng đồng, Agribank tiếp tục dành trên 660 tỷ đồng từ nguồn tài chính và đóng góp tự nguyện của người lao động để thực hiện các chương trình an sinh xã hội trong cả nước. 8. Hoàn thiện mô hình, thể chế, quản trị rủi ro; ban hành Điều lệ mới phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, xây dựng kế hoạch triển khai trong toàn hệ thống, đảm bảo an toàn, thông suốt; kiện toàn nhân sự quản lý cấp cao, nâng cao chất lượng công tác quản trị điều hành.
Bình luận (0)