Nỗ lực nâng cao giá trị trái dừa Việt Nam trên thị trường quốc tế
Ngành dừa đang là một trong những ngành nông sản quan trọng của Việt Nam, đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tỉnh Vĩnh Long (sau sáp nhập) hiện có gần 120.000ha dừa, chiếm hơn 50% diện tích trồng dừa của cả nước. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa Việt Nam đạt 1,089 tỷ USD.
Là doanh nghiệp dẫn đầu cung ứng các giải pháp nguyên liệu toàn diện cho ngành thực phẩm và khoa học đời sống, Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu (AIG) ngay từ những ngày đầu thành lập ACP tại “thủ phủ dừa” Việt Nam đã định hướng ACP trở thành doanh nghiệp tiên phong trong chế biến sâu, gắn kết người nông dân, doanh nghiệp và địa phương để góp phần nâng cao giá trị trái dừa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

ACP liên kết với nông dân để phát triển vùng nguyên liệu dừa hữu cơ tại Vĩnh Long (Ảnh: AIG).
Hiện nay ACP vận hành nhà máy chế biến dừa hiện đại với công nghệ sản xuất tiên tiến được chuyển giao từ Đức và Thụy Sỹ, cung ứng đa dạng sản phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế như: nước dừa đóng hộp thương hiệu Vico Fresh, cơm dừa sấy khô, bột sữa dừa, nước cốt dừa, dầu dừa… đạt chứng nhận quốc tế BRC, FSSC 22000, HACCP, Halal, Kosher, USDA và EU Organic…
Tại buổi làm việc ngày 25/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long - ông Nguyễn Quỳnh Thiện nhận định ACP có nhiều đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế địa phương, đặc biệt là vai trò tích cực trong việc phát triển vùng nguyên liệu dừa, vốn là nguyên liệu chủ lực của tỉnh Vĩnh Long. Việc đầu tư ứng dụng công nghệ chế biến sâu theo chuẩn quốc tế cùng mô hình liên kết chặt chẽ với hộ nông dân của ACP không chỉ đảm bảo nguồn nguyên liệu, mà còn góp phần nâng cao đời sống cho hộ dân vùng dừa.

ACP đang vận hành nhà máy chế biến dừa hiện đại tại “thủ phủ dừa” Việt Nam (Ảnh: AIG).
Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu (AIG) đang đầu tư để ACP phát triển vùng nguyên liệu dừa hữu cơ gần 10.000ha tại Vĩnh Long. Đồng thời, AIG cũng triển khai kế hoạch xây dựng thêm nhà máy sản xuất chế biến dừa mới với quy mô lớn và công nghệ hiện đại, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của Vĩnh Long, cũng như khẳng định vị thế ngành dừa Việt Nam trên bản đồ nông sản thế giới.
AIG tiên phong phát triển chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu
Nỗ lực hiện thực hóa khát vọng đưa sản phẩm nguyên liệu từ nông sản Việt Nam vươn xa toàn cầu trên các trụ cột chiến lược: phát triển bền vững vùng nguyên liệu, nghiên cứu sản phẩm, đầu tư công nghệ chế biến hiện đại và xây dựng thương hiệu nông sản Việt có tầm vóc toàn cầu, AIG xác định việc đầu tư các nhà máy chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu là giải pháp then chốt.

Cán bộ kỹ thuật AIG hướng dẫn nông dân chăm sóc sắn tại Nghệ An (Ảnh: AIG).
Trong suốt hơn 2 thập kỷ phát triển, AIG đã đầu tư, phát triển hệ sinh thái công ty thành viên vận hành nhà máy hiện đại tại các vùng nông sản trù phú nổi tiếng Việt Nam. Cùng với Công ty cổ phần chế biến dừa Á Châu (ACP) dẫn đầu sản xuất các sản phẩm từ dừa tại Vĩnh Long, hiện nay AIG còn sở hữu Công ty cổ phần Á Châu Hoa Sơn (AHS) tại Nghệ An chuyên sản xuất nguyên liệu từ sắn, Công ty Asia Specialty Ingredients (ASI) chuyên sản xuất tinh dầu và chất thơm tự nhiên từ các nguyên liệu đặc hữu như quế, hồi, húng quế tại Hưng Yên, Công ty Mekong Delta Gourmet (MDG) tại Tây Ninh chuyên sản xuất nước ép puree, nước ép trái cây tươi, trái cây đông lạnh IQF từ rau củ nhiệt đới Việt Nam…
Bên cạnh vai trò sản xuất, các nhà máy còn là trung tâm nghiên cứu sáng tạo nhằm phát huy tối ưu lợi thế và giá trị nông sản bản địa. Hơn nữa, đầu tư nhà máy ngay tại vùng nguyên liệu, AIG cũng đã đóng góp thúc đẩy mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại mỗi địa phương.

Dây chuyền chế biến trái cây ứng dụng công nghệ cao của AIG đặt tại Tây Ninh (Ảnh: AIG).
Sản phẩm trong hệ sinh thái của AIG đã xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và các thị trường mới nổi Halal tại Trung Đông. Tại các chương trình xúc tiến thương mại quy mô toàn cầu như Anuga Food Fair (Đức), Foodex Japan (Nhật Bản), Thaifex Anuga Asia (Thái Lan), SIAL Thượng Hải (Trung Quốc), Seoul Food (Hàn Quốc)…, sản phẩm của AIG nhận được sự quan tâm và yêu thích của đông đảo đối tác, khách hàng trên thế giới.

Hệ sản phẩm từ nông sản Việt Nam của AIG luôn nhận được sự quan tâm, đón nhận của khách hàng và đối tác quốc tế (Ảnh: AIG).
Với tầm nhìn chiến lược và liên tục nỗ lực phát triển bằng những bước đi cụ thể, kết hợp sự đồng hành, ủng hộ của chính quyền và người dân các địa phương, AIG đang góp phần định hình lại vị thế của nông sản Việt, đưa Việt Nam vươn lên trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu nguyên liệu nông sản chất lượng cao hàng đầu thế giới.
Nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/aig-dan-dau-xu-huong-che-bien-sau-va-chuoi-lien-ket-ben-vung-cho-nong-san-viet-20250728124154307.htm
Bình luận (0)