Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Alo bác sĩ nghe: Thoát vị đĩa đệm nhẹ có cần phẫu thuật không?

'Tôi bị đau lưng kéo dài, chụp MRI bác sĩ bảo có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm nhẹ. Xin hỏi nếu không phẫu thuật thì có phương pháp điều trị nào khác không?'. (Việt Cường, ở TP.HCM).

Báo Thanh niênBáo Thanh niên01/07/2025

Thạc sĩ - bác sĩ Dương Đức Anh, Khoa Ngoại thần kinh - Cột sống, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn trả lời: Chào bạn Cường, đau lưng kéo dài là một tình trạng khá phổ biến ở những người làm việc văn phòng, người ít vận động hoặc có thói quen sinh hoạt chưa hợp lý. Khi được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nhẹ thông qua kết quả chụp MRI, nhiều người thường băn khoăn: Liệu có cần phẫu thuật hay không? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này và các hướng điều trị phù hợp.

Đa số các ca thoát vị đĩa đệm nhẹ không cần phải phẫu thuật

Khi nhắc đến thoát vị đĩa đệm, nhiều người thường lo lắng và nghĩ ngay đến phẫu thuật. Tuy nhiên, với các trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ, đa số không cần phải phẫu thuật.

Phẫu thuật thường chỉ được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc khi việc điều trị nội khoa (dùng thuốc) không đạt hiệu quả, hoặc tình trạng thoát vị đĩa đệm đã ở giai đoạn nặng và không thể điều trị bảo tồn, gây ra biến chứng chèn ép rễ thần kinh gây đau dữ dội, tê bì, yếu liệt chân tay, rối loạn tiểu tiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày.

Các phương pháp điều trị bảo tồn cho thoát vị đĩa đệm nhẹ

Với tình trạng thoát vị đĩa đệm nhẹ, mục tiêu điều trị chính là giảm đau, cải thiện chức năng vận động và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là những phương pháp bạn có thể áp dụng:

Alo bác sĩ nghe: Thoát vị đĩa đệm nhẹ có cần phẫu thuật không? - Ảnh 1.

Với tình trạng thoát vị đĩa đệm nhẹ, mục tiêu điều trị chính là giảm đau, cải thiện chức năng vận động

MINH HỌA: AI

Nghỉ ngơi hợp lý: Khi cơn đau lưng xuất hiện, bạn nên nghỉ ngơi, tránh các hoạt động gắng sức, mang vác nặng hoặc đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Tuy nhiên, không nên nằm quá lâu vì có thể khiến cơ lưng yếu đi.

Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau thông thường hoặc thuốc giãn cơ để giúp bạn dễ chịu hơn. Lưu ý, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc giảm đau.

Vật lý trị liệu: Trong trường hợp thuốc giảm đau không giải quyết được triệu chứng sau vài tuần, bác sĩ sẽ xem xét các biện pháp vật lý trị liệu.

Và sau khi áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn nêu trên nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, tình trạng tiến triển nặng thì phẫu thuật là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tối ưu. Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, trong đó phẫu thuật nội soi là phương pháp phổ biến vì nhiều ưu điểm nổi bật như tỷ lệ thành công cao và hiệu quả rõ rệt.

Khi nào cần tái khám?

Bạn nên tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tiến triển của bệnh. Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng đau trở nên nặng hơn, xuất hiện tê bì, yếu liệt ở chân hoặc các dấu hiệu bất thường khác, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời.

Nguồn: https://thanhnien.vn/alo-bac-si-nghe-thoat-vi-dia-dem-nhe-co-can-phau-thuat-khong-185250630172845917.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hơn 18.000 ngôi chùa cả nước cử chuông trống bát nhã cầu quốc thái dân an sáng nay
Bầu trời sông Hàn 'tuyệt đối điện ảnh'
Hoa hậu Việt Nam 2024 gọi tên Hà Trúc Linh, cô gái Phú Yên
DIFF 2025 - Cú hích bùng nổ cho mùa du lịch hè Đà Nẵng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm