Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bí ẩn chữ cổ khắc trên đá nơi nguồn sông A Vương

(QNO) - Giữa tháng Ba, khi những cánh hoa zi-lang, lơ-lang nở trắng đại ngàn Trường Sơn, đoàn công tác của huyện Tây Giang đưa các nhà nghiên cứu chữ Phạn cổ có chuyến khảo sát khu vực núi đá có khắc chữ cổ nơi đầu nguồn sông A Vương (thuộc thôn Nal, xã Lăng).

Báo Quảng NamBáo Quảng Nam01/04/2025

z6417340466270_db69517aed2140f41224414af5c2a5e4.jpg
Các chuyên gia nghiên cứu về ngôn ngữ cổ bên khu vực chữ cổ nơi nguồn sông A Vương. Ảnh PLÊNH PƠLOONG

Nhà nghiên cứu văn hoá, Tiến sĩ Jaya Thiên (Ninh Thuận) cho biết: "Những chữ khắc trên đá tại đầu nguồn sông A Vương (xã Lăng, Tây Giang) có niên đại khoảng từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII. Trong văn khắc này có cả chữ của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (Ka-Tu/Cơ-Tu, Bahnar/Ba-Na, Khmer..), ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo (ngữ hệ Nam Đảo) và chữ Phạn cổ".

z6417340389580_31bb62d239aad60faf4b153f6ccf2136.jpg
Trầm tích chữ cổ trên đá nơi nguồn sông A Vương. Ảnh: PLÊNH PƠLOONG
z6417340487054_dcceb12d514bc7802c19e5b0dafd1b17.jpg
Khu vực phát hiện chữ cổ ẩn mình nơi ngọn nguồn sông A Vương. Ảnh: PLÊNH PƠLOONG

Ông Arất Blúi Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết: "Cuộc khảo sát lần này nhằm xác định niên đại bia khắc, nội dung của bia khắc... để từ đó có cơ sở để các ngành chuyên môn tiếp tục đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn di tích nằm trong danh mục bảo vệ theo Quyết định 3029/QĐ-UBND, ngày 18/12/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam".

Qua kết quả khảo sát từ các chuyên gia, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận địa điểm chữ cổ khắc trên đá nơi nguồn sông A Vương và các điểm di tích nằm trong danh mục đăng ký bảo vệ là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia đặc biệt.

z6417340462442_7576fa48b69283b9cc21d5dbef8894db.jpg
Các nhà nghiên cứu khảo tả, đo đạc lại hiện trạng khu vực có chữ cổ. Ảnh: PLÊNH PƠLOONG

Việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản, di tích, danh thắng, các khu rừng cây di sản Việt Nam trên địa bàn huyện hiệu quả vừa nhằm giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hoá, lịch sử, cách mạng vừa tạo ra các sản phẩm du lịch khai thác giá trị văn hoá bản địa. Đồng thời hướng sản phẩm du lịch về địa chỉ đỏ cách mạng, về các địa điểm các di tích, danh thắng trên địa bàn huyện, góp phần tạo việc làm, sinh kế bền vững cho địa phương và thu hút đầu tư du lịch vì sự phát triển bền vững.

[VIDEO] - Chữ cổ nơi nguồn sông A Vương (xã Lăng, Tây Giang):

Ảnh: PLÊNH PƠLOONG

Tây Giang là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng, nơi đây còn hiện hữu những dấu tích chưa được khai quạt, giải mã.

Hiện nay Tây Giang còn sở hữu 5 chiếc trống đồng Đông Sơn, làng gốm cổ, hạt mã não cổ… đặc biệt là sự tồn tại của các văn khắc trên đá gắn với "con đường muối" huyền thoại, là huyết mạch giao thương giữa vùng biển, đồng bằng thương cảng Hội An, Đà Nẵng sầm uất vào khoảng thế kỷ IX đến thế kỷ X với các tộc người sống ở miền núi, qua Lào, qua Thái Lan, Ấn Độ...

Nguồn: https://baoquangnam.vn/bi-an-chu-co-khac-tren-da-noi-nguon-song-a-vuong-3151896.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm