Bộ trưởng Bộ TT&TT trả lời chất vấn về lời giải cho bài toán kinh tế báo chí

Báo Đô thịBáo Đô thị12/11/2024

Kinhtedothi- Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào đối với báo chí truyền thống…


Sáng 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên) chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên) chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn

Tham gia chất vấn, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên) đặt câu hỏi, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa báo chí truyền thống và internet, mạng xã hội, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí, mô hình kinh doanh báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tại, làm tốt vai trò người lính xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước?

Trả lời chất vấn của đại biểu Tạ Thị Yên, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi kinh tế thị trường phát triển, các doanh nghiệp bắt buộc phải quảng cáo để bán hàng, vì thế chi khá nhiều tiền cho quảng cáo, khi đó quảng cáo chủ yếu trên báo chí. Các cơ quan báo chí cũng mong muốn được tự tài chính, nhưng sau đó mạng xã hội xuất hiện, 80% quảng cáo trực tuyến, như vậy nguồn thu của báo chí, nhất là các cơ quan báo chí tự chủ tài chính đã giảm đáng kể.

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn  
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn  

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, số lượng cơ quan báo chí ra đời nhiều (880 cơ quan báo chí) nhưng nguồn thu giảm. Trong chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về truyền thông chính sách, có yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp phải coi truyền thông là việc của mình. Ngoài chủ động đưa thông tin, có kế hoạch đưa thông tin, có bộ máy đưa thông tin, có ngân sách hàng năm để chi cho truyền thông chính sách và dùng đến ngân sách để đặt hàng báo chí. "Đây là một thay đổi, thực tế cho thấy, từ năm ngoái, các cơ quan, chính quyền các cấp bắt đầu tăng ngân sách cho báo chí"- Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết.

Đồng thời thông tin, trong kế hoạch sửa đổi Luật Báo chí sắp tới, cũng có một mục đề cập đến kinh tế báo chí, trong đó cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, kinh doanh xung quanh lĩnh vực truyền thông, nhưng kinh doanh để làm báo.

Các đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn
Các đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng lưu ý, nếu báo chí không nên chạy theo mạng xã hội, phải có sự biệt với mạng xã hội, đồng thời dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên.

“Đặc biệt, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực” - Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

 

Tham gia chất vấn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Đại Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên) đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng một số cơ quan báo chí chú trọng khai thác mặt trái của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có dấu hiệu trục lợi? Qua đó, đảm bảo hoạt động báo chí bám sát tôn chỉ, mục đích để tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/bo-truong-bo-tttt-tra-loi-chat-van-ve-loi-giai-cho-bai-toan-kinh-te-bao-chi.html

Chủ đề: Đại biểu Quốc hội: để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tạiXây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho cơ quan báo chí chủ lực(Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên)Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biênquốc hộiXây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chíĐại biểu Quốc hội Tạ Thị Yêntrả lời chất vấnvà trả lời chất vấnlĩnh vực thông tin và truyền thôngNguyễn Mạnh HùngKỳ họp thứ 8Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thôngĐại biểu quốc hộikỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XVBộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùngđể báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tạiBộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thôngphiên chất vấn(Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biênđại biểu Quốc hội Nguyễn Đại ThắngQuốc hội khóa XVnhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thôngđại biểu Quốc hội Nguyễn Đại Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên)

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Người cha Pháp đưa con gái về VN tìm mẹ: Kết quả ADN sau 1 ngày không tin được
Cần Thơ trong mắt tôi
Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép
Mỹ nhân phim giờ vàng gây sốt vì vai nữ sinh lớp 10 quá xinh dù chỉ cao 1m53

No videos available