Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bóng dáng TC Group “ẩn” đằng sau PGBank

Sau khi Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hoàn tất thoái vốn vào năm 2023, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) đã trải qua những bước chuyển mình đáng kể trong cơ cấu sở hữu cổ phần, đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong định hướng phát triển và quản trị của ngân hàng.

Báo Đắk NôngBáo Đắk Nông27/05/2025

Cơ cấu cổ đông hiện nay và “bóng dáng” của TC Group tại PGBank

Tính đến cuối năm 2024, PGBank có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu cổ đông. Ba tổ chức lớn chiếm tổng cộng khoảng 40% vốn điều lệ của ngân hàng, bao gồm Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh (13,099%), Công ty CP Quốc tế Cường Phát (13,541%) và Công ty CP Thương mại Vũ Anh Đức (13,359%). Ba doanh nghiệp này đã mua lại 120 triệu cổ phiếu PGB trong một đợt đấu giá của Petrolimex vào tháng 4/2023.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn có hơn 13 cổ đông cá nhân sở hữu từ 1% đến gần 5% cổ phần, tổng cộng chiếm hơn 56% vốn điều lệ. Điều này cho thấy PGBank vẫn duy trì một số lượng cổ đông cá nhân đa dạng bên cạnh các tổ chức lớn.

Bóng dáng TC Group “ẩn” đằng sau PGBank
Chủ tịch TC Group tham dự họp ĐHCĐ của PGBank

Điểm đáng chú ý là ba tổ chức sở hữu phần lớn cổ phần này đều có mối quan hệ mật thiết với Tập đoàn Thành Công (TC Group), một tập đoàn tư nhân lớn tại Việt Nam. Ví thể như: Công ty CP Quốc tế Cường Phát do ông Nguyễn Văn Mạnh, người sáng lập Công ty CP Quốc tế PL, quản lý; trong khi ông Nguyễn Toàn Thắng, em trai Chủ tịch Tập đoàn Thành Công Nguyễn Anh Tuấn, là chủ sở hữu của Công ty CP Quốc tế PL.

Tương tự đối với Công ty CP Thương mại Vũ Anh Đức có quan hệ với Công ty TNHH TCHB, một pháp nhân do một công ty trong hệ thống Thành Công sở hữu hoàn toàn. Tập đoàn Thành Công cũng đã chính thức được xác nhận là đối tác chiến lược hỗ trợ PGBank trong việc tái cấu trúc và mở rộng kinh doanh.

Ngoài ra, hai cá nhân có liên quan đến Tập đoàn Thành Công là ông Nguyễn Văn Tý và ông Vũ Tuấn Anh đã được đề cử vào Hội đồng Quản trị PGBank nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Văn Tý hiện là chuyên viên Ban Đầu tư của Tập đoàn Thành Công, đồng thời giữ chức vụ Trưởng Ban kiểm soát tại CTCP Đầu tư PV-INconess – một thành viên của Tập đoàn Thành Công. Ông Vũ Tuấn Anh từng giữ các vị trí lãnh đạo tại các công ty liên quan đến Tập đoàn Thành Công từ năm 2013 đến nay.

Cơ cấu sở hữu tại PGBank đang vượt quy định

Một trong những vấn đề nổi bật là việc mỗi cổ đông lớn đang sở hữu trên 10% cổ phần, vượt mức giới hạn 10% theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2024. Điều này có thể gây ra những khó khăn về mặt pháp lý và ảnh hưởng đến khả năng tăng vốn trong tương lai của ngân hàng.

Một diễn biến khác được cho là hành động điều chỉnh tỉ lệ sở hữu cổ phần, theo đó, ba cổ đông lớn của PGBank đã thực hiện các bước để giảm tỷ lệ sở hữu nhằm tuân thủ quy định pháp luật. Tổng cộng, tỷ lệ sở hữu của ba cổ đông lớn đã giảm từ 40% xuống còn 33,6%.

Cụ thể, trong tháng 4/2025: Công ty CP Thương mại Vũ Anh Đức: chuyển nhượng gần 10,7 triệu quyền mua cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 13,36% xuống 11,22%. Công ty CP Quốc tế Cường Phát: chuyển nhượng hơn 10,83 triệu quyền mua, giảm tỷ lệ sở hữu từ 13,541% xuống 11,375%. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh: chuyển nhượng 10,48 triệu quyền mua, giảm tỷ lệ sở hữu từ 13,099% xuống 11%. Tuy vậy tỉ lệ sở hữu trên vẫn còn vượt ngưỡng quy định của Luật.

Bóng dáng TC Group “ẩn” đằng sau PGBank
Câu chuyện sở hữu tại PGBank vẫn chưa hết nóng

Do đó, PGBank cần có những điều chỉnh hợp lý trong cơ cấu cổ đông để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và nâng cao tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp.

Đặc biệt, sau khi thoái vốn nhà nước, PGBank đã tiến hành đổi tên thương hiệu, chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tư nhân với mục tiêu xây dựng hình ảnh mới, hiện đại và phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài. Ngân hàng đã đổi tên thương hiệu, chuyển trụ sở chính về Hà Nội, bổ sung nhân sự cấp cao và tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng.

Những thay đổi này thể hiện nỗ lực tái cấu trúc toàn diện nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực tài chính và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Việc sở hữu cổ phần của PGBank hiện nay phản ánh sự chuyển mình mạnh mẽ từ một ngân hàng có vốn nhà nước sang một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Tuy nhiên, cơ cấu cổ đông cô đặc và mối liên hệ chặt chẽ với một tập đoàn tư nhân lớn đặt ra nhiều thách thức về mặt pháp lý và quản trị. PGBank cần tiếp tục đa dạng hóa cổ đông, nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật để phát triển bền vững, góp phần vào sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam trong tương lai./.

Nguồn: https://baodaknong.vn/bong-dang-tc-group-an-dang-sau-pgbank-253842.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm