Tranh cãi vì đến tên 'Bách hoa bộ hành'
Gần đây, tên gọi "Bách hoa bộ hành" gây tranh cãi trong cộng đồng. Nhiều người cho rằng đề cao tính Việt Nam trong sự kiện thể hiện qua trang phục áo dài, trong khi tên gọi lại mang âm hướng Hán - Việt.
Ban tổ chức và các bạn người mẫu tham dự Bách hoa bộ hành 2025 tại TP.HCM
ẢNH: LÊ NAM
Anh Vũ Đức, 32 tuổi, đồng sáng lập Bách Hoa Bộ Hành chia sẻ: "Bách Hoa Bộ Hành" có thể hiểu đơn giản là "trăm hoa dạo phố" – hình ảnh ẩn dụ cho sự đa dạng và phong phú của cổ phục Việt Nam khi được ứng dụng trong đời sống hiện đại. Cái tên này cũng gợi nhắc về không gian văn hóa xưa, phù hợp với tinh thần cổ phong và giúp mở rộng nội dung, giá trị của sự kiện trong tương lai".
Gặp cô gái gây sốt vì đẹp tựa Nam Phương Hoàng Hậu: Là họa sĩ vẽ minh họa game
"Việc đặt tên "Bách Hoa Bộ Hành" thực chất gắn liền với phong cách và văn hóa của thời xưa. Hiện nay, khái niệm "cổ phong" thường được nhắc đến để chỉ những giá trị thẩm mỹ mang hơi thở quá khứ. Để hòa hợp với tinh thần đó và gợi nhớ về một giai đoạn văn hóa chữ vuông tại Việt Nam, nhóm tác giả đã lựa chọn cái tên này.
Không chỉ mang tính biểu tượng, "Bách Hoa Bộ Hành" còn hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa, đồng thời mở ra không gian sáng tạo và phát triển thêm những giá trị văn hóa cho sự kiện trong tương lai", cha đẻ dự án Bách hoa bộ hành giải thích thêm.
Tranh cãi xung quanh cosplay Việt phục
Tại sự kiện diễu hành cổ phục do Bách hoa bộ hành tổ chức diễn ra ở TP.HCM cuối tuần qua, việc xuất hiện một số bộ trang phục được xem là "cosplay Việt phục" gây tranh luận.
Anh Vũ Đức lên tiếng: "Cosplay Việt phục chưa nằm trong nội dung hay quy định của Bách Hoa Bộ Hành, nhưng vẫn có một số người tham gia với phong cách phối trộn mới. Cá nhân mình cho rằng cách tân hay phối trộn không phải là vấn đề, quan trọng nhất là vẫn giữ được tinh thần văn hóa và sự tôn trọng với quá khứ".
Anh Vũ Đức - đồng sáng lập dự án Bách hoa bộ hành
ẢNH: NVCC
Theo BTC, sự kiện năm nay có một số khác biệt so với các năm trước. Việc cho phép cosplay hay trang phục cách tân trong năm 2024 thực chất chỉ thuộc một hạng mục riêng của Lễ hội thiết kế sáng tạo tại Hà Nội, không phải định hướng chung của toàn bộ chương trình.
Năm nay, vì là Lễ hội Áo dài do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức nên những người tham gia đoàn bộ hành chính thức bắt buộc phải mặc áo dài truyền thống hoặc cách tân phù hợp.
Sự kiện tại TP.HCM thu hút số lượng người tham dự gấp gần 4 lần so với dự kiến của BTC
ẢNH: NVCC
Những người mặc trang phục khác vẫn có thể tham gia sự kiện với tư cách khán giả, nhưng không được trở thành thành viên chính thức của đoàn diễu hành. Dù quy định này đã được phổ biến, số lượng người đăng ký tham gia vẫn vượt xa dự kiến khiến BTC gặp khó khăn trong việc kiểm soát trang phục.
BTC 'Bách Hoa Bộ Hành' lên tiếng tranh cãi cosplay Việt phục: 'Sẽ siết chặt quy định'
Với những tranh cãi về cosplay Việt phục, BTC cho biết sẽ bổ sung quy định rõ ràng hơn về trang phục trong những kỳ tổ chức tới.
Bách hoa bộ hành ra đời vào năm 2022, khi phong trào Việt phục dù đã phát triển khoảng 5 năm nhưng vẫn còn xa lạ với nhiều người Việt. Nhóm sáng lập gồm 3 thành viên là Vũ Đức, Quỳnh Nga và Gia Lộc, mong muốn đưa Việt phục đến gần hơn với công chúng thông qua các sự kiện diễu hành tại phố đi bộ và không gian mở.
Xuất phát từ niềm đam mê cổ phục từ nhỏ, anh Vũ Đức, 32 tuổi theo học tại khoa Khoa học Chính trị (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội). Anh từng tham gia nghiên cứu và thực hành Việt phục, đặc biệt là lễ phục cung đình trước khi cùng đồng đội xây dựng Bách hoa bộ hành. Dự án không chỉ khuyến khích mọi người trải nghiệm Việt phục mà còn truyền cảm hứng cho các hoạt động nghệ thuật, tái hiện văn hóa và phát triển sáng tạo liên quan đến trang phục truyền thống.
Nguồn: https://thanhnien.vn/btc-bach-hoa-bo-hanh-len-tieng-tranh-cai-cosplay-viet-phuc-se-siet-chat-quy-dinh-185250311153137642.htm
Bình luận (0)