Theo nhà nghiên cứu Tim Doling, năm 1872, văn phòng đại diện của ông Eiffel mở tại Sài Gòn, và cầu Mống bắc ngang kênh Tàu Hũ nối Q.1 và Khánh Hội (Q.4 ngày nay) là công trình đầu tiên. Cầu Mống được cho là cầu "Eiffel" duy nhất còn sót lại ở châu Á.
Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ
Cầu Mống dài 128 m, rộng 5,2 m (lề bộ hành rộng 0,5 m), khung thép, mang phong cách cầu ở châu Âu cuối thế kỷ 19. Đây là một trong những cây cầu quan trọng nhất của Sài Gòn lúc bấy giờ.
Ký họa của KTS Phan Đình Trung
Sau này, khi thi công đường hầm sông Sài Gòn và đại lộ Đông Tây, cầu được tháo dỡ và sau đó ráp lại gần như nguyên bản, nhưng chuyển công năng thành cầu đi bộ, có sơn lại (chuyển sang màu xanh), gia cố thêm trụ móng và thêm phần chiếu sáng mỹ thuật. Hiện tại, cầu là điểm chụp hình cưới, check-in được giới trẻ yêu thích.
Ký họa của KTS Nguyễn Văn Thiện Quân
Ký họa của KTS Phan Đình Trung
Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt
Chi tiết kết cấu cầu Mống-ký họa của KTS Linh Hoàng
Ký họa của KTS Phạm Minh Đức
Ký họa của KTS Trần Thái Nguyên
Ký họa của KTS Phùng Thế Huy
Ký họa của NTK Lê Quang Khánh
Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng.
Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
Tranh của KTS Bùi Hoàng Bảo
Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh
Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng.
Góc nhìn từ gầm cầu Mống - ký họa của KTS Linh Hoàng
(*): Vì hình dáng vòng cung giống cầu vồng bắc qua sông nên người Pháp gọi là Arc-en-ciel (nghĩa là cầu vồng), người Việt gọi là cầu Mống. Được xây dựng theo đơn đặt hàng của công ty Pháp là Messageries Maritimes (Vận chuyển hàng hải) nên cầu còn có tên gọi khác là Pont des Messageries maritimes.
Nguồn: https://thanhnien.vn/goc-ky-hoa-cau-eiffel-duy-nhat-con-sot-lai-o-chau-a-185241214204620362.htm
Bình luận (0)