Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Có nên tiếp tục tập chạy bộ khi đau chân?

Mỗi bước chạy sẽ giúp người tập cải thiện sức khỏe. Nhưng cũng ở mỗi bước chạy, cơ thể chịu những áp lực, đặc biệt là bàn chân. Do đó, đau chân là một trong những vấn đề phổ biến và khó tránh khỏi của người chạy bộ.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên14/05/2025

Cơn đau có thể từ khó chịu nhẹ đến nghiêm trọng. Khi những cơn đau này xuất hiện, một câu hỏi thường gặp là có nên tiếp tục lịch tập chạy bộ như bình thường hay nghỉ tập, theo chuyên trang sức khỏe Verywellfit (Mỹ).

Có nên tiếp tục tập chạy bộ khi đau chân không ? - Ảnh 1.

Nếu cơn đau kèm theo sưng, khiến dáng đi khập khiễng thì người tập cần phải ngưng chạy bộ

ẢNH MINH HỌA: AI

Câu trả lời phụ thuộc vào tính chất của cơn đau, mức độ đau và ảnh hưởng của nó đến động tác chạy. Đau chân khi chạy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như căng cơ đùi, đau cẳng chân, viêm cân gan chân, viêm gân, viêm khớp ngón chân hoặc vấn đề về dây chằng. Xác định nguyên nhân chính xác của cơn đau là yếu tố quan trọng giúp người tập tự đánh giá là có nên tiếp tục chạy hay không.

Người chạy bộ vẫn có thể tiếp tục chạy nếu cơn đau nhẹ, cảm giác đau giảm đi khi bạn làm nóng cơ thể và không tăng lên trong suốt quá trình tập. Ngoài ra, cơn đau không ảnh hưởng đến kỹ thuật chạy, không khiến người chạy bị khập khiễng, không gây sưng hoặc bầm tím thì đều có thể tiếp tục chạy.

Lắng nghe cơ thể để chạy bộ hiệu quả và nâng cao sức khỏe từng ngày

Đau nhẹ mà không có dấu hiệu sưng hoặc bầm tím thường ít nghiêm trọng hơn so với những cơn đau đi kèm với dấu hiệu chấn thương.

Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa nguy cơ chấn thương nặng hơn, người tập có thể giảm cường độ hoặc tần suất chạy. Điều quan trọng là họ cần lắng nghe cơ thể và dừng lại ngay lập tức nếu cơn đau tăng lên.

Ngược lại, nếu cơn đau kéo dài, nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng lớn đến khả năng chạy thì đây dấu hiệu của một chấn thương không được chủ quan. Nếu tiếp tục chạy sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương nặng hơn và kéo dài thời gian hồi phục.

Đặc biệt, người tập cần phải ngừng chạy nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng trong hoặc sau khi chạy. Vị trí đau bị sưng, bầm tím hoặc cảm giác không ổn định. Đây là triệu thường gặp của nứt xương do áp lực, rách gân hoặc bong gân.

Các phương pháp điều trị đau nhức do chạy bộ thường là nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm đá hoặc kê cao chân, thậm chí vật lý trị liệu nếu cơn đau chậm thuyên giảm. Nếu chấn thương nặng thì có thể cần tiêm corticosteroid hoặc phẫu thuật, theo Verywellfit.

Nguồn: https://thanhnien.vn/co-nen-tiep-tuc-tap-chay-bo-khi-dau-chan-khong-185250512135558051.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang
Những điểm du lịch Ninh Bình không thể bỏ qua

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm