Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đặng Huỳnh Ức My - Nữ tướng ngành Nông nghiệp hiện đại trong Kỷ nguyên vươn mình

Bà Đặng Huỳnh Ức My – Chủ tịch Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà (TTC AgriS) được biết đến là Nữ tướng ngành nông nghiệp hiện đại, không chỉ ghi dấu nâng tầm nông sản Việt trên thị trường quốc tế, mà còn thành công kết nối các nền kinh tế quốc tế và đóng góp vào xu hướng phát triển xanh toàn cầu.

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế30/04/2025

Nửa thế kỷ sau thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ từ quốc gia nông nghiệp thuần túy thành điểm đến kinh tế năng động bậc nhất khu vực. Trên hành trình hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, đội ngũ doanh nhân chính là lực lượng nòng cốt góp phần thay đổi cục diện các trụ đỡ thương mại quốc gia, đồng hành cùng đất nước phát triển thịnh vượng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam hiện đại, Nữ Chủ tịch HĐQT TTC AgriS (CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa, AgriS, HOSE: SBT), bà Đặng Huỳnh Ức My được biết đến như hình mẫu của tư duy tiên phong và khát vọng đồng hành cùng đất nước trong lộ trình chuyển đổi kinh tế xanh. AgriS dưới sự dẫn dắt của bà My không chỉ dẫn đầu công cuộc chuyển đổi số trong nông nghiệp gắn liền với trách nhiệm cộng đồng, mà còn trở thành cầu nối liên kết đa phương giữa Việt Nam với các nền kinh tế lớn tại ASEAN và thế giới.

Bà Đặng Huỳnh Ức My – Chủ tịch TTC AgriS được biết đến là Nữ tướng ngành nông nghiệp hiện đại, không chỉ ghi dấu nâng tầm nông sản Việt trên thị trường quốc tế, mà còn thành công kết nối các nền kinh tế quốc tế và đóng góp vào xu hướng phát triển xanh toàn cầu.

Bà Đặng Huỳnh Ức My – Chủ tịch TTC AgriS.
Bà Đặng Huỳnh Ức My – Chủ tịch TTC AgriS.

Từ Việt Nam ra quốc tế: Mở rộng chuỗi giá trị nông nghiệp đa phương bền vững

Hơn 55 năm phát triển bền vững, TTC AgriS là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao dẫn đầu ngành mía đường Việt Nam với 46% thị phần và hiện diện tại hơn 69 thị trường quốc tế. Dưới định hướng của bà Ức My, doanh nghiệp đã tạo lập chuỗi cung ứng vùng nguyên liệu gần 72.000 ha tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Úc, đảm bảo đầu vào chế xuất đa dạng sản phẩm từ mía, dừa, chuối, gạo,… đến thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên.

Dẫn đầu thời cuộc về chuyển đổi số và bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển khoa học - công nghệ - đổi mới sáng tạo, bà My đã đưa AgriS trở thành đơn vị tiên phong ứng dụng nền tảng số vào nông nghiệp từ năm 2021. Hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP Oracle đồng bộ giúp doanh nghiệp kết nối vùng trồng đến logistics và phân phối, chuẩn hóa truy xuất nguồn gốc, tăng giá trị xuất khẩu và đáp ứng tiêu chuẩn ESG. Doanh nghiệp hiện cũng đẩy mạnh đầu tư vào Nông nghiệp số (Agtech) và Công nghệ thực phẩm (Foodtech), góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt có hàm lượng công nghệ cao và khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Bà My cũng là người đứng sau mô hình kinh tế tuần hoàn - Circular Commercial Value Chain của AgriS, nhằm tối ưu giá trị gia tăng từ nông nghiệp bền vững. Bên cạnh giá trị kinh tế, Công ty cũng cân bằng các giá trị môi trường, xã hội thông qua việc thực thi Trách nhiệm Xã hội (CSR) với các thế mạnh kinh doanh xanh, tích hợp tiêu chuẩn Môi trường, Xã hội, Quản trị (ESG) vào toàn bộ quá trình vận hành. Công ty thiết lập hệ thống khép kín từ vùng trồng đến tay người tiêu dùng theo chiến lược Tạo giá trị chung - Creating Shared Value (CSV).

Với mục tiêu cam kết đạt Net Zero vào năm 2035, TTC AgriS đang trở thành đối tác quan trọng của các bên liên quan trong chuỗi thương mại quốc tế.

TTC AgriS 8 năm liền thuộc Top 20 chỉ số phát triển bền vững VNSI20 tại Việt Nam, cũng như tiệm cận các thông lệ tốt và chuẩn mực uy tín quốc tế như Bộ nguyên tắc QTCT G20/OECD 2023; 17 mục tiêu PTBV của Liên Hợp Quốc (United Nations 17 SDGs); Thẻ điểm Quản trị Khu vực Đông Nam Á (ASEAN Scorecard 2023)…
TTC AgriS 8 năm liền thuộc Top 20 chỉ số phát triển bền vững VNSI20 tại Việt Nam, cũng như tiệm cận các thông lệ tốt và chuẩn mực uy tín quốc tế như Bộ nguyên tắc QTCT G20/OECD 2023; 17 mục tiêu PTBV của Liên Hợp Quốc (United Nations 17 SDGs); Thẻ điểm Quản trị Khu vực Đông Nam Á (ASEAN Scorecard 2023)…

Doanh nhân tiêu biểu trong Kỷ nguyên vươn mình - Dẫn dắt nông nghiệp công nghệ cao và chuỗi giá trị trách nhiệm

Triển khai tầm nhìn giai đoạn 2025-2030, Nữ Chủ tịch TTC AgriS đang đẩy mạnh mở rộng chuỗi cung ứng nguyên liệu – chế biến – tiêu thụ tại Đông Nam Á, Châu Úc, Châu Âu; tận dụng các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP… để nâng cao thị phần xuất khẩu.

Cụ thể, TTC AgriS không chỉ tăng cường hợp tác với các định chế tài chính, mà còn thúc đẩy chiến lược sáp nhập (M&A), song song liên kết với các tập đoàn đa quốc gia về tài chính, chuỗi cung ứng… Các buổi gặp gỡ và làm việc giữa bà My cùng các đại diện ngoại giao từ Úc, Indonesia, Singapore… mở ra nhiều cơ hội phân phối sản phẩm chế biến sâu ra thế giới.

Đáng chú ý tại Indonesia, bên cạnh các sáng kiến tham gia sâu vào lĩnh vực nông nghiệp trước đó, TTC AgriS đang đẩy nhanh chuyển giao công nghệ dưới sự trợ lực của Chính phủ. Cụ thể, Công ty hợp tác chiến lược với Tập đoàn Sungai Budi - một trong những Tập đoàn Nông nghiệp lớn nhất Indonesia, mở ra hướng đi mới cho ngành dừa và mía đường, tạo nền tảng liên kết vùng nguyên liệu bền vững xuyên biên giới. Từ năm 2024, bà My cũng dẫn đầu AgriS kết nối đối thoại với Tổng Lãnh sự Indonesia tại TP. Hồ Chí Minh, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia, cùng các đối tác tại quốc gia này nhằm thúc đẩy giá trị các giải pháp dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên và chuỗi giá trị Thực phẩm - Đồ uống - Sữa - Bánh kẹo (Food - Beverage - Milk - Confectionery) toàn cầu.

TTC AgriS và Tập đoàn Sungai Budi ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam – Indonesia ngày 10/3/2025, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và các Bộ trưởng hai nước.
TTC AgriS và Tập đoàn Sungai Budi ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam – Indonesia ngày 10/3/2025, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và các Bộ trưởng hai nước.

Tại Singapore, TTC AgriS cũng gia tăng hợp tác phát triển nông nghiệp tuần hoàn với các chuẩn hóa về giảm phát thải, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc. Công ty đồng hành với tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực nguyên liệu nông sản OFI (Olam Food Ingredients), nhằm tối ưu giá trị sản phẩm và mở rộng quy mô xuất khẩu sang những thị trường tiềm năng như châu Âu và Bắc Mỹ.

Mới đây, TTC AgriS cũng vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) – một trong những trường đại học hàng đầu của Singapore thuộc top 15 các trường hàng đầu thế giới về công nghệ và đổi mới sáng tạo, để phát triển Trung tâm R&D Agtech – Foodtech, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong. Trung tâm dự kiến đi vào hoạt động cuối tháng 6/2025, là điểm giao thoa giữa tri thức khoa học và thực tiễn ứng dụng. Bên cạnh các trung tâm nghiên cứu nông học và công nghệ chuyên sâu tại Việt Nam và Úc của TTC AgriS, đầu cầu R&D quốc tế tại Singapore sẽ trở thành đầu mối kiểm soát chất lượng sản phẩm phục vụ cho tiến trình thương mại quốc tế.

TTC AgriS ký kết thỏa thuận hợp tác với Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) để phát triển Trung tâm R&D Agtech – Foodtech, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
TTC AgriS ký kết thỏa thuận hợp tác với Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) để phát triển Trung tâm R&D Agtech – Foodtech, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.

Có thể thấy, TTC AgriS đang trở thành cầu nối dẫn dắt sự chuyển dịch của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Cam kết Net Zero vào năm 2035 cũng đang được hiện thực hóa qua mô hình kinh tế tuần hoàn và Chuỗi giá trị trách nhiệm. Với những đóng góp tích cực về Quản trị hiệu quả, Sản phẩm vì Khách hàng, Đồng hành cùng Người nông dân và Trách nhiệm với Cộng đồng, TTC AgriS định vị vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đóng góp nguồn lực quan trọng cho chiến lược chuyển đổi xanh quốc gia.

Không chỉ mang tầm ảnh hưởng trong nước, Nữ tướng Ức My còn thể hiện vai trò của doanh nhân toàn cầu về thúc đẩy kết nối đa phương, ứng dụng công nghệ và hướng tới các chuẩn mực tăng trưởng quốc tế. Tư duy và hành động “hội nhập hoá” quyết liệt từ bà cũng cho thấy năng lực dẫn dắt ngành nông nghiệp công nghệ cao – một trong những trụ cột phát triển của đất nước trong Kỷ nguyên dân tộc vươn mình.

Nguồn: https://baoquocte.vn/dang-huynh-uc-my-nu-tuong-nganh-nong-nghiep-hien-dai-trong-ky-nguyen-vuon-minh-312811.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Pháo hoa rợp trời chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
50 năm đất nước thống nhất: Khăn rằn - biểu tượng bất diệt của người Nam bộ
Khoảnh khắc các phi đội trực thăng cất cánh
TPHCM rộn ràng chuẩn bị cho "ngày hội thống nhất non sông"

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm