Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Để Việt Nam khai thác hiệu quả “sức mạnh mềm” văn hóa

(PLVN) - Việt Nam có nhiều lợi thế về văn hóa bản địa với nền tảng lịch sử trải dài hơn bốn nghìn năm, cùng nhiều di tích, những chất liệu dân gian còn được lưu giữ đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, qua nhiều số liệu thực tế, ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam chưa khai thác triệt để, xứng với tiềm năng.

Báo Pháp Luật Việt NamBáo Pháp Luật Việt Nam10/04/2025

Tất cả điều đó vừa được thảo luận trong chương trình đối thoại “Sức mạnh mềm văn hóa” được Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam (VICAST) phối hợp với Viện Pháp tổ chức.

Việt Nam có tiềm năng văn hóa phong phú, độc đáo

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng VICAST nhận định, “sức mạnh mềm” văn hóa hiện nay là yếu tố cốt lõi trong việc định hình hình ảnh quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội. Các quốc gia lớn như Mỹ, Anh, Pháp và ngay cả các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đã thành công trong sử dụng “sức mạnh mềm” để gia tăng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.

Hiện nay, tầm quan trọng của “sức mạnh mềm” đến từ văn hóa (hay còn được gọi là soft power) được rất nhiều nước trên thế giới phát huy tối đa tầm ảnh hưởng thông qua văn hóa, tư tưởng, truyền thông và công nghệ số, trái ngược với “sức mạnh cứng” dựa trên vũ lực và cưỡng chế. Sức mạnh văn hóa đã giúp không ít các quốc gia đạt được tầm nhìn xa cải thiện hơn tại các cuộc tranh luận toàn cầu, thu hút được nhiều khách du lịch và cuối cùng là có thêm các dự án đầu tư mới dành cho văn hóa và tư tưởng.

Thực tế, cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các nét đẹp văn hóa bản địa độc đáo, riêng biệt đang trở thành một “thỏi nam châm” lan tỏa sức ảnh hưởng của các nước trên thế giới. Văn hóa đang đem lại nguồn thu, vị thế lớn cho nhiều nước phát triển như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

Việt Nam đang có thế mạnh để phát triển văn hóa. Cụ thể, hiện nay, nước ta vẫn đang có cơ cấu dân số vàng, tầng lớp trung lưu mạnh lên đi kèm với nhu cầu lớn tiêu dùng văn hóa. Ngoài ra, Việt Nam có rất nhiều câu chuyện văn hóa để khai thác. Như sự đa dạng bản sắc với 54 dân tộc anh em. Các thành phố lớn với những trầm tích lịch sử có niên đại lên đến hàng nghìn năm. Đặc biệt, Việt Nam có một thế mạnh với các hệ thống đền, chùa, miếu rải phong phú gắn liền với tập tục, thói quen sinh hoạt, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Tuy nhiên, theo các số liệu thực tế, cho thấy, ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam còn phát triển tương đối chậm. Năm 2019 và 2022, công nghiệp sáng tạo ở nước ta chỉ đóng góp lần lượt là 3,61% và 4,04% GDP.

Cần cơ chế, chính sách để phát huy tối đa tiềm lực văn hóa

Trong buổi đối thoại, TS. Frédéric Martel, nhà văn, giảng viên đại học người Pháp nhận định Việt Nam có tiềm năng văn hóa rất ấn tượng, độc đáo. “Sức mạnh mềm” tiềm ẩn được thể hiện qua nền ẩm thực phong phú, danh lam, di tích thắng cảnh. Ông chia sẻ cách khai thác tiềm năng văn hóa ở một số nước như Pháp, Mỹ luôn đi kèm với những chính sách công hỗ trợ các ngành công nghiệp văn hóa, người làm nghệ thuật phát huy tối đa khả năng sáng tạo.

Thực tế cho thấy, phát triển công nghiệp văn hóa đang trở thành mũi nhọn kinh tế ở Việt Nam. Tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với mục tiêu các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp 7% GDP vào năm 2030 và 8% vào năm 2035. Để hiện thực hóa tham vọng này, Việt Nam cần xác định những ngành công nghiệp văn hóa có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng tạo ra giá trị kinh tế lớn nhất, đặc biệt nếu được đầu tư đúng mức về hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ và thị trường.

Hiện tại, Việt Nam chỉ khai thác được một số ngành nghề công nghiệp văn hóa trong tổng số 12 ngành. Một số ngành như điện ảnh, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ,... Việt Nam còn khá mờ nhạt trên thị trường thế giới. Để phát triển hiệu quả những tiềm năng này, Việt Nam cần có chiến lược rõ ràng, cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển văn hóa.

Chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương cho biết, để phát triển “sức mạnh mềm” văn hóa cần có sự phối hợp đồng bộ của ba yếu tố, ngoại giao văn hóa, truyền thông văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa. Việt Nam cần xây dựng một chiến lược về gia tăng “sức mạnh mềm”. Khi xây dựng một chiến lược sẽ có sự phân công rất rõ về cơ chế phù hợp. Đặc biệt, việc phát triển “sức mạnh mềm” văn hóa cần được Đảng, Nhà nước lựa chọn là việc ưu tiên hàng đầu hiện nay.

Nguồn: https://baophapluat.vn/de-viet-nam-khai-thac-hieu-qua-suc-manh-mem-van-hoa-post544892.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm