Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

ĐH Quốc gia Hà Nội bắt tay hợp tác với 4 đại học hàng đầu Liên bang Nga

(Dân trí) - ĐH Quốc gia Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Học viện Hành chính công và kinh tế quốc dân Nga, ĐH Nghiên cứu Quốc gia, Trường Kinh tế Cao cấp (Hse) và ĐH Trắc địa và Bản đồ Moskva (Miigaik).

Báo Dân tríBáo Dân trí14/05/2025

Nhân dịp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân và đoàn công tác có chương trình thăm, làm việc với các cơ sở giáo dục hàng đầu của Liên bang Nga nhằm tăng cường hợp tác về đào tạo và nghiên cứu.

Văn bản thỏa thuận hợp tác giữa ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) với 4 cơ sở giáo dục uy tín Nga gồm: Học viện Hành chính công và kinh tế quốc dân Nga trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (Ranepa), Đại học Nghiên cứu Quốc gia, Trường Kinh tế Cao cấp (Hse) và ĐH Trắc địa và Bản đồ Moskva (Miigaik).

Với ĐH Năng lượng Moscow, hai bên sẽ thảo luận về việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, điện năng, điện hạt nhân; phát triển trung tâm đào tạo tiếng Nga chuyên ngành kỹ thuật, năng lượng, hạt nhân; phát triển chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn cùng cấp bằng/chứng chỉ.

ĐH Quốc gia Hà Nội bắt tay hợp tác với 4 đại học hàng đầu Liên bang Nga - 1

Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội (trái) kí kết với Trường Kinh tế Cao cấp (Ảnh: VNU).

Đối với ĐH Quan hệ Quốc tế Moscow, hai bên sẽ thảo luận để thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ biên bản hợp tác đã kí kết. Lãnh đạo hai đại học sẽ dự khai mạc tuần lễ giáo dục trực tuyến giữa trường này với ĐHQGHN.

Tại buổi làm việc với Đại học Nghiên cứu Quốc gia - Trường Kinh tế Cao cấp (Hse), hai bên trao đổi về khả năng đồng tổ chức chương trình đào tạo ngắn hạn, khóa học mùa hè và các dự án nghiên cứu chung; triển khai các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên và cán bộ…

Trong thời gian tới, ĐHQGHN sẽ tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hình thức hợp tác với Liên bang Nga, tập trung vào những lĩnh vực chiến lược và công nghệ cao.

Việc hoàn thiện và triển khai các chương trình nghiên cứu chung với các đại học hàng đầu của Nga là ưu tiên quan trọng.

Các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, kỹ thuật hàng không, công nghệ sinh học và quản lý tài nguyên môi trường cần được đẩy mạnh để tạo ra các sản phẩm khoa học ứng dụng mang lại giá trị kinh tế và xã hội lớn.

Hai bên sẽ triển khai thêm các chương trình giao lưu văn hóa, trao đổi học thuật, chương trình đào tạo ngắn hạn tại Nga, mở rộng cơ hội học bổng cho sinh viên Việt Nam thông qua các cuộc thi Olympic tiếng Nga.

ĐH Quốc gia Hà Nội bắt tay hợp tác với 4 đại học hàng đầu Liên bang Nga - 2

Giám đốc Lê Quân và đoàn công tác của ĐHQGHN thăm Ranepa - nơi lưu giữ luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: VNU).

ĐHQGHN cũng sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, trao đổi học thuật để thúc đẩy sự hiểu biết và gắn kết giữa hai bên.

Đồng thời, ĐHQGHN sẽ tăng cường phối hợp Đại sứ quán Nga tại Việt Nam và các đối tác tại Liên bang Nga để triển khai thêm các chương trình đào tạo ngắn hạn tại Nga, mở rộng cơ hội cơ hội học bổng cho sinh viên Việt Nam thông qua các cuộc thi Olympic tiếng Nga.

Điều này không chỉ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn thu hút thêm sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học của Nga.

Việc thành lập và vận hành Trung tâm trí tuệ nhân tạo do các chuyên gia từ Việt Nam và Nga hợp tác phát triển sẽ được ưu tiên triển khai.

Trung tâm này có thể trở thành điểm sáng trong hợp tác công nghệ giữa hai quốc gia, góp phần giải quyết các thách thức thực tiễn như theo dõi thiên tai, ứng dụng AI trong nông nghiệp thông minh và phát triển bền vững.

Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/dh-quoc-gia-ha-noi-bat-tay-hop-tac-voi-4-dai-hoc-hang-dau-lien-bang-nga-20250513220310147.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn
Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm