Bia rượu
Bia rượu là thực phẩm kiêng kỵ với người bị bệnh gout. Đây là thực phẩm có chứa lượng lớn purin, bên cạnh những chất có hại cho cơ thể khác như cồn, men bia.
Lượng lớn purin có trong rượu bia hay các thức uống có cồn là nguy cơ lớn khiến bệnh gout trở nên nặng hơn.
Theo báo cáo từ trang Everyday Health, người có thói quen uống bia mỗi ngày hoặc lạm dụng bia rượu có khả năng mắc bệnh gout cao hơn người khác 1,5 lần.
Lượng lớn purin có trong rượu bia hay các thức uống có cồn là nguy cơ lớn khiến bệnh gout trở nên nặng hơn.
Một cảnh báo về bia rượu mà người bệnh gout cần lưu ý, không chỉ có hàm lượng purine cao, chất cồn và men bia cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau gout. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, cường độ và tần suất các cơn đau khớp cũng sẽ tăng.
Nước ngọt, nước giải khát có ga
Người bệnh gout cần tránh xa những thực phẩm có chứa đường frutose, trong đó có nước ngọt và nước giải khát có ga. Đồ uống có nhiều đường frutose cũng là một yếu tố khiến nồng độ acid trong máu tăng cao, dẫn đến dư thừa acid uric và gây ra gout.
Người bệnh gout cần tránh xa những thực phẩm có chứa đường frutose, trong đó có nước ngọt và nước giải khát có ga.
Đường frutose cũng là loại đường ngọt nhất, vì thế chúng thường được sử dụng nhiều trong nước ngọt và nước giải khát có ga và các thực phẩm ngọt khác. Do vậy, người bệnh gout không nên uống các loại nước này trong quá trình điều trị bệnh, tránh tình trạng giảm hiệu quả điều trị.
Nước tăng lực
Nước tăng lực có lượng lớn đường frutose để tạo vị ngọt cho thức uống. Vì thế, giá trị dinh dưỡng của chúng cũng tương tự như nước ngọt và nước có gas. Việc uống nhiều nước tăng lực sẽ làm tình trạng bệnh gout bị xấu đi do ảnh hưởng từ lượng đường frutose dư thừa, khiến acid uric trong máu tăng cao.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gout
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout quan trọng nhất là hạn chế tối đa dung nạp các thực phẩm có hàm lượng purin cao và frustose cao. Đây là những chất khiến cơ thể tăng acid uric trong máu, làm tình trạng bệnh xấu đi, trì hoãn quá trình điều trị bệnh. Điều này vô cùng quan trọng không chỉ trong lúc điều trị gout, làm thuyên giảm các triệu chứng mà cồn giúp người bệnh giảm thiểu rủi ro tái bệnh sau này.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout quan trọng nhất là hạn chế tối đa dung nạp các thực phẩm có hàm lượng purin cao và frustose cao.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học gồm đa dạng các vitamins và khoáng chất được đề xuất cho người bệnh gout nhằm tăng cường sức khỏe tổng quan. Đặc biệt, người bệnh nên tập trung bổ sung nhiều các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và vitamin C để cải thiện tình trạng sức khỏe xương.
Nguyên tắc dinh dưỡng chi tiết cho người điều trị gout là: Năng lượng: 30 – 35 kcal /kg cân nặng/ ngày; Chất đạm: 0.8g / kg cân nặng/ ngày; Chất béo: 18-25% nhu cầu năng lượng; Lượng muối: không quá 5g/ngày; Lượng nước: 40ml/kg cân nặng/ngày.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/do-uong-nay-nguoi-bi-gout-nen-tranh-tuyet-doi-172250424224657451.htm
Bình luận (0)