Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Dự án 8 khơi dậy khát vọng trong kỷ nguyên mới

(PLVN) -Ngày 20/5/2025, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" trong Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế xã hội (KTXH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS & MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025”.

Báo Pháp Luật Việt NamBáo Pháp Luật Việt Nam20/05/2025

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đến 50 tỉnh/thành phố địa bàn Dự án với sự tham gia của gần 400 đại biểu. Chương trình có sự tham dự của Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến.

Dự án 8 là một trong 10 dự án thành phần của Chương trình MTQG, do Hội LHPN Việt Nam chủ trì theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021. Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ và chăm sóc phụ nữ, trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự án được thiết kế với 4 nhóm nội dung hoạt động trọng tâm và 9 chỉ tiêu cốt lõi, tập trung vào hỗ trợ phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, thúc đẩy bình đẳng giới một cách thực chất.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, sau 5 năm thực hiện, Dự án 8 cơ bản hoàn thành 4 nội dung trọng tâm. Ảnh PV.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, sau 5 năm thực hiện, Dự án 8 cơ bản hoàn thành 4 nội dung trọng tâm. Ảnh PV.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, sau 5 năm thực hiện, Dự án 8 cơ bản hoàn thành 4 nội dung trọng tâm. Kết quả, 8/9 chỉ tiêu cốt lõi của dự án đã đạt và vượt kế hoạch giai đoạn, trong đó 4/9 chỉ tiêu vượt cao so với kế hoạch, gồm: Tổ truyền thông cộng đồng (đạt 115,5%), Địa chỉ tin cậy (đạt 231%), CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi" (đạt 113%), Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS (đạt 208%).

Đặc biệt, hơn 7.000 bà mẹ tại 10 tỉnh có tỷ lệ sinh con tại nhà cao đã được hỗ trợ từ 4 gói chính sách sinh đẻ an toàn. Một ví dụ đơn cử, huyện miền núi của (tỉnh Sơn La), Thuận Châu có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 18,16%, giao thông đi lại còn khó khăn. Những hủ tục, tập quán lạc hậu, địa hình hiểm trở... là những lý do khiến tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế, đặc biệt là 2 dân tộc thiểu số chính sống ở vùng sâu, vùng xa là Thái, Mông.

Trước thực tế này, Hội LHPN huyện Thuận Châu đã phối hợp cùng ngành y tế tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe và làm mẹ an toàn. Đây cũng là nội dung nằm trong khuôn khổ Dự án 8. Trong đó, Hội tập trung triển khai 4 gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn tại ở 27 xã, 309 thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

Qua 3 năm, việc triển khai 4 gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em đã mở ra một bức tranh mới tại Thuận Châu. Tính đến ngày 30/12/2024, 1.084 phụ nữ đã được hỗ trợ đi khám thai và sinh đẻ tại cơ sở y. Bên cạnh đó, các bà mẹ nuôi con cũng được hỗ trợ lương thực, dinh dưỡng. Tổng kinh phí toàn huyện chi trả 4 gói hỗ trợ gần 2,5 tỉ đồng.

Sau khi triển khai các gói chính sách hỗ trợ, tỉ lệ phụ nữ đến cơ sở y tế khám thai và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đã tăng lên. Năm 2021, số lượt phụ nữ được khám thai tại cơ sở y tế là 6.615, trong đó số phụ nữ dân tộc thiểu số khám thai/3 kỳ là 781, số phụ nữ sinh đẻ được cán bộ y tế đỡ là 1.032, số phụ nữ sinh đẻ tại nhà 327 ca. Đến năm 2023-2024, số lượt phụ nữ được khám thai tại cơ sở y tế là 10.844, trong đó số phụ nữ dân tộc thiểu số khám thai/3 kỳ 1.445; số phụ nữ sinh đẻ được cán bộ y tế đỡ là 1.708, số phụ nữ sinh đẻ tại nhà còn trên 200 ca...

Trong khuôn khổ thực hiện Dự án 8, Trung ương Hội cũng đề xuất bổ sung chính sách hỗ trợ chi phí đi lại cho thai phụ và người thân, cùng gói vật tư chăm sóc khi sinh đôi trở lên, hỗ trợ thêm 300.000 đồng cho mỗi trẻ. Các tỉnh thụ hưởng gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Nghệ An, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk và Gia Lai, bà Minh Hương cho biết.

Tại Hội nghị tổng kết Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I, 20 tập thể và 10 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong triển khai thực hiện dự án đã được biểu dương, khen thưởng. Ảnh Hoàng Toàn

Tại Hội nghị tổng kết Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" giai đoạn I, 20 tập thể và 10 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong triển khai thực hiện dự án đã được biểu dương, khen thưởng. Ảnh Hoàng Toàn

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong quá trình thực hiện Dự án 8. Cụ thể, một số xã thuộc địa bàn Dự án đạt chuẩn nông thôn mới từ sớm nên phải dừng triển khai, gây gián đoạn hỗ trợ. Việc chưa làm rõ đối tượng thụ hưởng và đối tượng tác động theo Quyết định 1719/QĐ-TTg cũng gây hiểu sai, điển hình như mô hình CLB 'Thủ lĩnh của sự thay đổi' ở một số nơi chỉ huy động trẻ em gái, bỏ qua trẻ em trai nên chưa đúng nguyên tắc bình đẳng giới.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Hội Phụ nữ và các ngành tại địa phương còn lỏng lẻo, gây chậm trễ trong phê duyệt và tổ chức hoạt động. Quyết định 1719 thiếu cơ chế phối hợp liên ngành, làm giảm hiệu quả triển khai. Thông tư 55/2023/TT-BTC có định mức chi thấp, cách hiểu và áp dụng giữa các cơ quan chưa thống nhất, gây khó khăn trong dự toán, thanh quyết toán. Việc duy trì các mô hình cộng đồng gặp khó khăn do thiếu kinh phí địa phương. Một số nội dung như hỗ trợ nạn nhân mua bán người hay ứng dụng công nghệ cho phụ nữ dân tộc khó triển khai vì thiếu đối tượng hoặc vướng quy định.

Trong bối cảnh chuyển đổi số và sắp xếp bộ máy chính trị, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, đề xuất nội dung và giải pháp triển khai Chương trình MTQG giai đoạn 2026 - 2030 theo hướng khơi dậy khát vọng thay đổi trong kỷ nguyên mới thể hiện qua việc mở rộng đối tượng thụ hưởng, khơi dậy tinh thần chủ động thay đổi trong cộng đồng, tập trung vào những vấn đề xã hội mới phát sinh hoặc còn dai dẳng, nhằm tháo gỡ rào cản phát triển đối với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Đồng thời, duy trì, nhân rộng hiệu quả các mô hình thành công của Dự án 8, hiện thực hóa mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau'”và thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030.

Phát biểu kết thúc Hội nghị, bà Nguyễn Thị Tuyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề nghị các bộ, ngành liên quan và các địa phương quan tâm, nghiên cứu, điều chỉnh trong Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 (giai đoạn II); đồng thời, tiếp tục có nội dung, giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và hỗ trợ giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em trong giai đoạn tiếp theo của Chương trình.

Hội nghị tổng kết Dự án 8 được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đến 50 tỉnh/thành phố địa bàn Dự án với sự tham gia của gần 400 đại biểu. Ảnh PV.

Hội nghị tổng kết Dự án 8 được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đến 50 tỉnh/thành phố địa bàn Dự án với sự tham gia của gần 400 đại biểu. Ảnh PV.

Nguồn: https://baophapluat.vn/du-an-8-khoi-day-khat-vong-trong-ky-nguyen-moi-post549079.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng
Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Cảnh bình minh đỏ rực như lửa tại Ngũ Chỉ Sơn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm