Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đức thiếu hụt nhân lực, cơ hội để sinh viên Việt Nam vừa học vừa nhận lương

Tại Đức, ngành điều dưỡng đang thiếu nhân lực trầm trọng nhất. Một số ngành khác cũng đang cần nhiều nhân lực như nghề bếp, nhà hàng khách sạn, công nghệ ô tô…

Báo Thanh niênBáo Thanh niên05/04/2025

Cơ hội vừa học vừa nhận lương

Ông Matthias Kaiser, Giám đốc điều hành Tập đoàn Avestos (đơn vị chuyên về đào tạo, tư vấn và hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Đức), cho biết Đức đang xảy ra tình trạng khủng hoảng nhân lực, thiếu nhân lực trầm trọng, già hóa dân số diễn ra nhanh. Vì vậy, những năm gần đây, Đức đã phải tìm nguồn nhân lực tại các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Ông Matthias Kaiser đưa ra thông tin này tại buổi ký kết hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng Đức (TELC) giữa Trường CĐ Viễn Đông, Trung tâm ngoại ngữ du học Việt Đức và Công ty CP Devis vào chiều 4.4.

"Tại Đức, lĩnh vực đang thiếu nhân lực trầm trọng nhất là điều dưỡng. Bên cạnh đó, một số ngành khác cũng đang cần nhiều nhân lực như nghề bếp, nhà hàng khách sạn, công nghệ ô tô...", ông Matthias Kaiser thông tin thêm.

Trong một tọa đàm về nguồn nhân lực tại Đức hồi đầu năm 2025, tiến sĩ Holger Korte, Chủ tịch tập đoàn VIDACTA (chuyên tư vấn, giới thiệu việc làm trong lĩnh vực giáo dục tại Đức), cho biết riêng ngành điều dưỡng, Đức đang thiếu 50.000 lao động, trong khi mức lương của ngành năng tăng đều mỗi năm.

Đức thiếu nhân lực trầm trọng, điều kiện để sinh viên Việt Nam vừa học... - Ảnh 2.

Ông Matthias Kaiser, Giám đốc điều hành Tập đoàn Avestos, cho biết những năm gần đây, Đức đã phải đi tìm nguồn nhân lực tại các nước khác, trong đó có Việt Nam

ẢNH: YẾN THI

Chia sẻ về tình hình sinh viên vừa học vừa làm tại Đức, thạc sĩ Phan Thị Lệ Thu, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, cho biết hàng trăm sinh viên của trường đã sang CHLB Đức để học tập và làm việc trong các khối ngành: điều dưỡng, công nghệ - kỹ thuật, chăm sóc sắc đẹp, nhà hàng khách sạn…

Hiện có các chương trình du học và làm việc tại Đức như: Chương trình 1+3 dành cho học sinh tốt nghiệp THPT có nguyện vọng sang Đức để du học nghề. Chương trình 3+1 dành cho sinh viên tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng hoặc đại học ngành điều dưỡng.

Từ năm 2019, trường phối hợp đào tạo liên kết 2+2 với Tập đoàn Knappschaft (Đức) về ngành điều dưỡng. Theo đó, 2 năm đầu sinh viên sẽ học tập tại Việt Nam, 2 năm sau sẽ sang Đức du học miễn phí và làm việc có lương. Mỗi tháng, sinh viên sẽ hỗ trợ từ 1.000 - 1.500 euro. Sau tốt nghiệp, mức lương từ 2.500 - 3.500 euro.

Trong khi đó, ông Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2, cho biết nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Đức, hiện nay trường có 7 ngành được đào tạo theo tiêu chuẩn của Đức, gồm: cắt gọt kim loại CNC, cơ điện tử, điện tử công nghiệp, cơ khí xây dựng, chế tạo thiết bị cơ khí, lắp đặt thiết bị cơ khí, công nghệ hàn. Thời gian qua, nhà trường phối hợp với Tổ chức GIZ đưa nhiều sinh viên sang Đức làm việc với mức lương từ 2.800-3.200 euro/tháng.

Ngoại ngữ là 'chìa khoá' mở cánh cửa đến Đức

Ông Matthias Kaiser cho rằng giữa tay nghề và ngôn ngữ thì ngôn ngữ (tức tiếng Đức) vẫn là yếu tố quan trọng nhất đối với du học sinh. Tiếng Đức giống như “chìa khóa” mở cánh cửa để các em đến với nước Đức, giúp các em thành công tại đất nước này.

"Các bạn phải đạt trình độ có thể giao tiếp với đồng nghiệp, nghe và hiểu. Nếu không đủ khả năng tiếng Đức thì sẽ không có cơ hội làm việc và định cư", ông Matthias Kaiser nói.

Ông Nguyễn Đắc Hoàn, Giám đốc Công ty CP Devis (đơn vị được Bộ GD-ĐT cho phép liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Đức TELC), cho hay nhiều người dù có bằng tiếng Đức B1 nhưng gặp rất nhiều trở ngại khi sang Đức khi không giao tiếp được. Vì vậy cần phải học tiếng Đức đầy đủ các kỹ năng trước khi sang Đức du học và làm việc.

Theo ông Matthias Kaiser, có 4 chứng chỉ tiếng Đức được công nhận khi du học và làm việc tại Đức gồm: TELC, Goethe, OSD, ECL. Trong đó, TELC (The European Language Certificates) là chứng chỉ được công nhận và sử dụng phổ biến tại các trường ĐH, doanh nghiệp, tổ chức.

“Năm ngoái, để thi chứng chỉ TELC sẽ rất khó khăn và tốn kém vì phải đi xa. Chúng tôi đã làm việc với ngành giáo dục Việt Nam để “gỡ rối” cho quá trình tổ chức thi TELC tại Việt Nam”, ông Matthias Kaiser chia sẻ.

Đến nay, Bộ GD-ĐT đã phê duyệt liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Đức TELC cho hơn 10 đơn vị tại Việt Nam như: Công ty Trabi, Công ty Devis, SHD Education, Tập đoàn BLA, EUES Academy,...

Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, cho biết đơn vị vừa ký kết hợp tác đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Đức TELC với Trung tâm ngoại ngữ du học Việt Đức và Công ty CP Devis. “Việc ký kết hợp tác đào tạo tiếng Đức và tổ chức thi TELC tại Trường CĐ Viễn Đông và Trung tâm ngoại ngữ du học Việt Đức sẽ giúp học viên dễ tiếp cận với kỳ thi TELC ngay tại TP.HCM mà không phải đi xa, tiết kiệm chi phí”, ông Hải chia sẻ.


Nguồn: https://thanhnien.vn/duc-thieu-hut-nhan-luc-co-hoi-de-sinh-vien-viet-nam-vua-hoc-vua-nhan-luong-185250405063311838.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tầm cao trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam
Diện mạo TPHCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Đường Hồ Chí Minh trên biển - Con đường huyền thoại trong lòng dân
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 - Quyết định lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm