Mới đây, Bộ Y tế đã có thông tin làm rõ về những nội dung quy định trong Thông tư 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 của Bộ Y tế quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp.
Theo đó, khung giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Giá dịch vụ y tế được tính bởi nhiều chi phí, trong đó có việc trích lập dự phòng rủi ro (ảnh minh họa).
Mức giá của các dịch vụ được thực hiện theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ.
Công khai, minh bạch danh mục, mức giá và khả năng đáp ứng dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.
Bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động và đáp ứng các điều kiện để thực hiện dịch vụ.
Quản lý, sử dụng và áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh phải hạch toán và theo dõi riêng doanh thu, chi phí và phản ánh đầy đủ trên sổ kế toán, báo cáo tài chính.
Theo quy định, các chi phí và phương pháp xác định chi phí để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, chi phí trực tiếp gồm thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế trực tiếp (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo quy định);
Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn…
Chi phí tiền lương gồm các loại phụ cấp; các khoản đóng góp theo chế độ quy định; Tiền công và các khoản chi liên quan đến nhân lực thực hiện dịch vụ theo quy định; Chi phí nhân công thuê ngoài, chi phí mời chuyên gia trong và ngoài nước.
Chi phí quản lý của bộ phận quản lý, điều hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các chi phí gián tiếp để thực hiện dịch vụ.
Chi phí khấu hao tài sản như tài sản chỉ sử dụng cho các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu và tài sản sử dụng chung cho cả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu theo quy định của chế độ khấu hao hiện hành.
Ngoài ra còn có chi phí dự phòng rủi ro, tích lũy để tái đầu tư, phát triển kỹ thuật, lợi nhuận dự kiến…
Cơ sở khám chữa bệnh quyết định lựa chọn xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu theo một trong hai phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 2 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ.
Sau đây là infographic về quy định liên quan đến cách tính giá dịch vụ khám chữa bệnh:
Nguồn
Bình luận (0)