Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Giá lúa gạo hôm nay 21/5: Giá gạo xuất khẩu cao, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu

Giá lúa gạo hôm nay 21/5: Gạo Việt duy trì giá xuất khẩu cao, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu

Báo Quảng NamBáo Quảng Nam21/05/2025

Giá lúa gạo hôm nay 21/5

Tính đến ngày 21/5, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giữ ở mức 397 USD/tấn, tiếp tục ổn định và giữ vững sức cạnh tranh. Dù thấp hơn mức 404 USD/tấn của Thái Lan, giá này vẫn vượt trội so với gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan, vốn chỉ dao động từ 382 – 387 USD/tấn. Đây là tín hiệu tích cực cho thương hiệu gạo Việt trên thị trường quốc tế.

Tại Trung Quốc – một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng – nhu cầu nhập khẩu gạo tăng đột biến trong tháng 3, đạt 240.000 tấn, tăng hơn gấp đôi so với tháng trước. Việt Nam chiếm ưu thế với gần 40% thị phần, tương đương 94.900 tấn, bỏ xa Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ và các nước khác. Phần lớn lượng nhập khẩu là gạo đánh bóng, cho thấy thị hiếu của Trung Quốc vẫn ưu tiên sản phẩm chế biến kỹ.

Tuy nhiên, thị trường nội địa Trung Quốc hiện đang vào giai đoạn tiêu thụ chậm. Hoạt động đấu giá lúa theo mức giá thu mua tối thiểu vẫn diễn ra nhưng tỷ lệ giao dịch rất thấp. Tình hình cung ứng lúa vụ cũ có sự phân hóa rõ giữa các khu vực: nhiều vùng đã cạn nguồn, trong khi các đại lý vẫn giữ hàng tồn kho, đẩy giá neo cao. Dù vậy, do nhu cầu yếu và tốc độ thu mua chậm, thị trường chưa có biến động lớn, kể cả trong thời điểm tích trữ phục vụ Tết Đoan Ngọ.

Lúa vụ mới tại Trung Quốc đang trong giai đoạn gieo trồng và phát triển, nhưng gặp nhiều khó khăn do thời tiết. Một số nơi ghi nhận tình trạng hạn hán cục bộ như Quảng Tây, trong khi vùng trồng lúa Japonica như Cát Lâm lại có mưa lớn gây ngập úng nhẹ. Dù chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, tiến độ gieo cấy vẫn bị ảnh hưởng, khiến doanh nghiệp Trung Quốc theo dõi sát diễn biến mùa vụ.

Giá lúa gạo hôm nay 8/2: Tiếp tục duy trì ở mức ổn định

Giá gạo xuất khẩu hôm nay 21/5

Giá lúa gạo hôm nay 21/5/2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực trên thị trường trong nước khi giá gạo nguyên liệu có xu hướng tăng nhẹ, trong khi mặt hàng phụ phẩm tiếp tục bật tăng mạnh. Thị trường xuất khẩu vẫn duy trì vị thế cạnh tranh ổn định trong khu vực.

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo biến động nhẹ và thị trường giao dịch lượng nhỏ. Giá lúa tươi tương đối ổn định. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 tăng khoảng 50 đồng/kg, hiện dao động từ 8.250 đến 8.350 đồng/kg. Gạo nguyên liệu CL 555 có giá trong khoảng 8.600 đến 8.800 đồng/kg. Các loại gạo OM 380 và OM 18 giữ giá lần lượt từ 8.000 đến 8.100 đồng/kg và 10.200 đến 10.400 đồng/kg. Gạo Jasmine vẫn duy trì mức giá từ 17.000 đến 18.000 đồng/kg.

Giá gạo tại các chợ bán lẻ ổn định với gạo thơm phổ biến từ 18.000 đến 22.000 đồng/kg, gạo thường khoảng 15.000 đến 16.000 đồng/kg. Gạo thơm Thái giá từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg, trong khi gạo Hương Lài được niêm yết ở mức 22.000 đồng/kg. Gạo đặc sản Nàng Nhen tiếp tục giữ mức giá cao nhất, 28.000 đồng/kg.

Phân khúc nếp chưa có biến động lớn. Nếp IR 4625 (khô) dao động từ 9.700 đến 9.900 đồng/kg, còn các loại nếp tươi và khô khác duy trì mức giá từ 7.700 đến 8.000 đồng/kg.

Mặt hàng phụ phẩm chứng kiến bước tăng rõ nét. Giá tấm OM 5451 hiện ở mức 7.500 đến 7.600 đồng/kg. Đáng chú ý, giá cám tăng thêm 200 đồng/kg, đạt 7.900 đến 8.200 đồng/kg. Giá trấu dao động từ 1.000 đến 1.150 đồng/kg.

Về giá lúa trong nước, theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa tương đối ổn định. Lúa OM 380 (tươi) dao động từ 5.300 đến 5.500 đồng/kg. Lúa OM 18 và Đài Thơm 8 giữ mức từ 6.800 đến 7.000 đồng/kg. Lúa IR 50404 ở mức 5.300 đến 5.500 đồng/kg, OM 5451 trong khoảng 6.000 đến 6.200 đồng/kg và Nàng Hoa 9 duy trì trong biên độ 6.550 đến 7.000 đồng/kg.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/gia-lua-gao-hom-nay-21-5-gia-gao-xuat-khau-cao-trung-quoc-tang-manh-nhap-khau-3155201.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm