Gạo nguyên liệu trong nước tăng giá
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu tiếp tục nhích nhẹ. Gạo OM 380 tăng 200 đồng/kg lên mức 7.950–8.050 đồng/kg; IR 504 tăng 50 đồng lên 8.150–8.250 đồng/kg. Các loại gạo khác như CL 555, OM 18, OM 5451 giữ ổn định trong biên độ từ 8.550 đến 9.700 đồng/kg.
Thị trường gạo nội địa giao dịch chậm, lượng hàng không nhiều, giá tại các địa phương như An Giang, Sa Đéc, Lấp Vò và Tiền Giang nhìn chung bình ổn, ít biến động.
Gạo bán lẻ ổn định, phụ phẩm giảm nhẹ
Tại các chợ dân sinh, giá gạo bán lẻ giữ mức ổn định. Gạo Nàng Nhen được niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg, trong khi các loại gạo thơm dao động từ 20.000–22.000 đồng/kg. Gạo thường vẫn ở mức 13.000–14.000 đồng/kg.
Ở nhóm phụ phẩm, giá tấm thơm IR504 giảm 150 đồng còn 7.250–7.350 đồng/kg. Giá cám và trấu ổn định ở mức 7.250–9.000 đồng/kg và 1.000–1.150 đồng/kg.
Giá lúa vững, giao dịch khởi sắc
Giá lúa tại các tỉnh như An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp và Sóc Trăng không có nhiều biến động. Giao dịch thu mua bắt đầu sôi động hơn. Lúa OM 5451, OM 18, Đài Thơm 8, IR 50404 vẫn được thu mua trong khoảng 5.700–6.200 đồng/kg.
Gạo xuất khẩu tăng nhẹ
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục nhích nhẹ. Gạo 5% tấm đạt 380 USD/tấn, tăng 3 USD; gạo 100% tấm tăng 2 USD lên mức 319 USD/tấn. So với Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam cao hơn 5 USD/tấn nhưng vẫn thấp hơn 7 USD/tấn so với Pakistan.
Ngành xuất khẩu gạo Pakistan hiện đối mặt với sụt giảm mạnh về doanh thu, bất chấp sản lượng ổn định, do giá bán quốc tế giảm sâu.
Nguồn: https://baodanang.vn/gia-lua-gao-hom-nay-23-7-gao-nguyen-lieu-va-xuat-khau-cung-tang-nhe-3297628.html
Bình luận (0)