Hà Nội thúc đẩy các sáng kiến xây dựng thành phố học tập

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế21/02/2025

Ngày 20/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị kích hoạt Tháng tự học ngoại ngữ năm 2025, một sáng kiến nhằm thúc đẩy phong trào học tập suốt đời và góp phần vào lộ trình xây dựng Hà Nội trở thành thành phố học tập toàn cầu của UNESCO.


The delegates launched Foreign language self-study month.
Các đại biểu phát động Tháng tự học ngoại ngữ.

Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, cùng hơn 7.000 giáo viên và học sinh tại hơn 500 điểm cầu trên địa bàn thành phố.

Deputy Minister of Education and Training Pham Ngoc Thuong presented books to foster a spirit of lifelong learning among Hanoi students.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trao tặng sách bồi dưỡng tinh thần học tập suốt đời cho học sinh Hà Nội.

Thúc đẩy năng lực ngoại ngữ, hướng tới mục tiêu toàn cầu

“Tháng tự học ngoại ngữ” không chỉ là sáng kiến góp phần nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, giáo viên thủ đô mà còn thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của thành phố Hà Nội trong việc thực hiện các tiêu chí của UNESCO về xây dựng thành phố học tập, hướng tới việc gia nhập Mạng lưới này trong năm 2025.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nhấn mạnh, sáng kiến tháng tự học ngoại ngữ là một trong những giải pháp đột phá của ngành giáo dục Thủ đô, nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên, giáo viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Director of the Hanoi Department of Education and Training Tran The Cuong, delivered a speech at the conference.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại hội nghị.

Đây cũng là một giải pháp của ngành để cụ thể hóa kế hoạch thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ giữa các trường học khu vực nội thành và ngoại thành, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Phong trào đã được phát động từ ngày 9/1 và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng. Trên nền tảng học trực tuyến FSEL, đã có hơn 700.000 người đăng ký tham gia, bao gồm hơn 593.000 học sinh và gần 21.000 giáo viên. Trong đó, 615.000 tài khoản đã hoàn thành xác nhận, đạt 100% số lượng đăng ký, và hơn 515.000 tài khoản đang hoàn thành bài đánh giá năng lực tiếng Anh.

Truyền cảm hứng học tập suốt đời cho cộng đồng

Phong trào Tháng tự học ngoại ngữ không chỉ thu hút học sinh mà còn nhận được sự tham gia tích cực từ các thầy cô giáo. Nhiều hiệu trưởng đã chủ động đăng ký kiểm tra trình độ và tham gia hành trình tự học trong suốt 4 tuần, nhiều giáo viên đã đặt ra mục tiêu điểm số cho bản thân, cùng học và trải nghiệm với học sinh, truyền cảm hứng học tập cho toàn trường.

Hoa hậu Việt Nam năm 2018 Đỗ Mỹ Linh, thành viên tham gia Tháng tự học ngoại ngữ năm 2025, chia sẻ: “Phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ trong trường học mà còn tại nhiều địa phương và trung tâm học tập cộng đồng. Hãy coi việc học ngoại ngữ là một hành trình thú vị, nơi mỗi từ vựng, mỗi câu nói học được sẽ mở ra những cơ hội mới, giúp chúng ta kết nối với thế giới một cách tự tin hơn”.

2018 Miss Vietnam Do My Linh shared her insights about the initiative.
Hoa hậu Việt Nam 2018 Đỗ Mỹ Linh chia sẻ những hiểu biết của mình về sáng kiến ​​này.

Tháng tự học ngoại ngữ không chỉ dừng lại ở một phong trào kéo dài trong một tháng mà quan trọng hơn, nó tạo động lực để hình thành thói quen và năng lực tự học, giúp mỗi cá nhân có thể chủ động trong quá trình học tập của mình ngay cả khi chương trình chính thức kết thúc.

Như vậy, Tháng tự học ngoại ngữ không chỉ là một hoạt động giáo dục ngắn hạn mà còn mang ý nghĩa dài hạn trong việc thay đổi tư duy, thói quen học tập của các thế hệ học sinh, giáo viên, và rộng hơn là nhân dân thủ đô. Với sự chủ động, sáng tạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, Tháng tự học ngoại ngữ không chỉ là một phong trào mà còn là động lực mạnh mẽ để lan tỏa tinh thần tự học, góp phần vào sự phát triển bền vững của giáo dục Thủ đô và cả nước.

Hướng đến xây dựng một thành phố học tập toàn cầu đích thực

Trong bối cảnh kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, việc học ngoại ngữ không còn là kỹ năng tùy chọn mà trở thành yêu cầu thiết yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, một thành phố thực sự trở thành thành phố học tập theo tiêu chí của UNESCO không chỉ dựa vào các chương trình giáo dục chính quy mà cần có sự liên kết chặt chẽ giữa hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy, bảo đảm mọi người dân đều có cơ hội học tập suốt đời.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đánh giá cao sáng kiến này, cho rằng đây là mô hình có thể nhân rộng ra các tỉnh, thành khác, giúp xây dựng một hệ sinh thái học tập linh hoạt, khuyến khích người dân học tập suốt đời và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Với định hướng rõ ràng, sự hỗ trợ từ chính quyền và sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng, Hà Nội đang tiến gần hơn đến mục tiêu gia nhập Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, trở thành một trung tâm giáo dục mở, sáng tạo và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế.



Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

No videos available