Huế không chỉ nổi tiếng với những cảnh sắc thiên nhiên mê hoặc lòng người, mà còn sở hữu nền ẩm thực phong phú, độc đáo làm bất kì ai cũng phải xiêu lòng. Mỗi món ăn Huế đều mang trong mình một bản sắc riêng, một hương vị riêng và một cách bày trí độc đáo không đâu có được. Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét rằng người Huế ăn bằng mắt, bằng mũi trước khi thưởng thức món ăn thực sự.



Bánh ram ít là sự kết hợp hai loại bánh khác nhau, ăn vào vừa giòn vừa dẻo, vừa thơm vừa ngọt bùi: phần bánh ít mềm dẻo ở phía trên và phần bánh ram thơm giòn ở bên dưới. Nhân bánh ít được làm từ tôm xào với mỡ hành và đem hấp chín.
Phần bánh ram không cần làm nhân, bánh được chiên trên chảo dầu mỡ đến khi giòn và có màu vàng sậm. Sự kết hợp giữa vị giòn tan của bánh ram với vị thơm, dẻo của bánh ít và vị mặn ngọt của nước mắm làm hài lòng bất cứ thực khách nào đến Huế. Dân gian Huế có bài ca dao nói về hương vị bánh ram ít như sau:
“Này em vừa ngậm mà nghe
Ram vàng ít dẻo càng mê vị tình
Mới hay đặc sản Huế mình
Sắc hương dân dã cung đình tìm nhau”
Phần bánh ram không cần làm nhân, bánh được chiên trên chảo dầu mỡ đến khi giòn và có màu vàng sậm. Sự kết hợp giữa vị giòn tan của bánh ram với vị thơm, dẻo của bánh ít và vị mặn ngọt của nước mắm làm hài lòng bất cứ thực khách nào đến Huế. Dân gian Huế có bài ca dao nói về hương vị bánh ram ít như sau:
“Này em vừa ngậm mà nghe
Ram vàng ít dẻo càng mê vị tình
Mới hay đặc sản Huế mình
Sắc hương dân dã cung đình tìm nhau”

Nép mình khiêm tốn trong đại gia đình ẩm thực kẹo mè xửng dẻo cũng đáng để nhắc đến khi nói đến Huế ta. Thành phần chính của kẹo là mè, là mạch nha, là đường và đậu phộng. Bấy nhiêu sắc màu đó cùng bí quyết gia truyền cô đặc quyện chung lại cho ra thứ màu vàng óng đặc trưng thơm ngon.
Khi ăn cảm nhận rõ ràng vị bùi bùi của mè, giòn giòn của đậu phộng, và ngọt thanh của mạch nha. Tất cả hòa quyện lại nhai dẻo răng chóp chép mê tơi, thích thú. Ăn xong rồi nhâm nhi tách trà sen nóng thơm nồng thì còn gì tuyệt vời bằng. Trong những cuộc hội ngộ tâm tình chuyện trò thú vui hưởng thụ đôi khi tao nhã chỉ cần bấy nhiêu là đủ.
Khi ăn cảm nhận rõ ràng vị bùi bùi của mè, giòn giòn của đậu phộng, và ngọt thanh của mạch nha. Tất cả hòa quyện lại nhai dẻo răng chóp chép mê tơi, thích thú. Ăn xong rồi nhâm nhi tách trà sen nóng thơm nồng thì còn gì tuyệt vời bằng. Trong những cuộc hội ngộ tâm tình chuyện trò thú vui hưởng thụ đôi khi tao nhã chỉ cần bấy nhiêu là đủ.

Nếu đã từng đến Huế thưởng thức các món ăn hay đơn giản là được ăn những món đặc sản Huế được người thân bạn bè tặng sau những chuyến đi Huế, chắc hầu hết chúng ta đều ấn tượng sâu sắc với hương vị ẩm thực của xứ Huế. Trải qua chiều dài lịch sử chốn hoàng cung. Nơi mà ẩm thực là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của các vị vua, chúa và các bà ở chốn hậu cung.
Có lẽ vì thế mà ẩm thực hiện nay của người Huế cũng một phần nào đó bị ảnh hưởng sâu đậm văn hóa ẩm thực hoàng cung. Với người Huế, món ăn không cần “nhiều” nhưng nhất thiết phải “ngon”. Đây là đặc điểm dễ nhận thấy trong các món bánh truyền thống của Huế. Như bánh bột lọc Huế, bánh ít, bánh nậm, bánh đậu xanh trái cây, bánh ít lá gai… Tất cả chúng đều nhỏ nhỏ xinh xinh, nhưng vô cùng ngon miệng. Nhiều người lần đầu tiếp xúc, vẫn hay thắc mắc “Tại sao người Huế không làm lớn lên? Và bán giá cao hơn?”. Thế đó, các món ăn ở Huế vẫn nhỏ xinh từ xưa đến nay.
Heritage
Bình luận (0)