Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Khơi dậy nguồn cội dân tộc

Việt NamViệt Nam08/04/2025


Từ huyền thoại "bọc trăm trứng”, người dân Việt Nam đều nhận nhau là anh em, có chung cội nguồn, chung dòng máu Lạc Hồng và có chung Quốc Tổ là các Vua Hùng. Dân tộc Việt Nam khởi nguồn từ thời đại Hùng Vương, khi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Người Việt tôn vinh các Vua Hùng là thủy tổ, truyền thống thờ cúng được duy trì qua nhiều thế hệ, trở thành tín ngưỡng tổ tiên thiêng liêng. Tín ngưỡng này gắn kết cộng đồng, tạo động lực bảo vệ đất nước trước thiên tai và giặc ngoại xâm.

Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam các Vua Hùng là Quốc tổ có công dựng nên nhà nước đầu tiên trong lịch sử, là tổ tiên chung của toàn dân tộc. Việc thờ cúng Hùng Vương không chỉ là một hoạt động tâm linh đơn thuần như các hoạt động thờ cúng khác nhằm mang lại sự thanh tịnh cho tâm hồn của con người mà đó còn là hoạt động văn hóa mang tính chất cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Nhà nghiên cứu văn hóa DƯƠNG HUY THIỆN: Cái gốc của tờ cúng Hùng Vương là thờ cúng tổ tiên. Dân tộc Việt Nam mình có truyền thống uống nước nhớ nguồn, các nước cũng có thờ cúng tổ tiên thế những chưa có một nước nào thờ một ông tổ chung là vua Hùng.

Từ năm 2001, ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thành Quốc Giỗ của Việt Nam. Vào ngày 6/12/2012, UNESCO đã công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Những đánh giá, ghi nhận đó đã khẳng định tầm vóc, vai trò và ý nghĩa của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc ta.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ BÙI HOÀI SƠN - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: UNESCO đánh giá cao tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuyên suốt trong quá khứ nhưng đến ngày hôm nay vẫn tồn tại, vấn được cộng đồng các dân tộc Việt Nam thực hành và thực hành với rất nhiều cách thức rất phong phú đa dạng để tôn vinh cái truyền thống đó.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, Giỗ Tổ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã và đang trở thành điểm tựa tâm linh, giá trị văn hóa truyền thống, sợi dây kết nối bền chặt để "cả nước hướng về Đền Hùng và từ Đền Hùng nhìn ra cả nước”, con Lạc cháu Hồng chung vai góp sức gìn giữ, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, thỏa ước nguyện của các bậc tiền nhân.

Chị NGUYỄN THỊ THANH – Phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La Chúng tôi cũng thường dạy bảo các con là tưởng nhớ đến các vị vua hùng những người có công dựng nước và giữ nước, những ông bà tổ tiên. Tôi nghĩ rằng phong tục truyền thống này rất tốt đẹp mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.

Đi khắp năm châu chỉ duy nhất đất nước Việt Nam thờ chung một Tổ, nhân dân ta gọi nhau bằng hai tiếng thân thương đồng bào. Mỗi dịp giỗ Tổ lại gợi nhớ cho chúng ta niềm tự hào về cội nguồn dân tộc. Giá trị văn hoá tâm linh ấy sẽ tiếp tục là điểm tự tinh thần, là hành trang để mỗi người dân Việt Nam phấn đấu vươn lên, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp như lời căn dặn của Bác “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”./.

Biên tập: Quốc Hưng



Nguồn: https://sonlatv.vn/khoi-day-nguon-coi-dan-toc-27193.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm