Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Kinh tế Nga ghi nhận loạt báo động đỏ, Moscow đã "ngấm đòn" trừng phạt?

(Dân trí) - Kinh tế Nga từng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng bất chấp trừng phạt, nhưng gần đây đang lộ rõ dấu hiệu suy yếu. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Moscow đang dần bộc lộ giới hạn?

Báo Dân tríBáo Dân trí28/07/2025

Bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây, kinh tế Nga vẫn duy trì mức tăng trưởng thuộc hàng cao nhất trong 2 năm qua.

Tuy nhiên, gần đây, các chỉ số kinh tế của Nga đang cho thấy những "báo động đỏ". Hoạt động sản xuất có dấu hiệu suy giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, trong khi lạm phát vẫn ở mức cao và ngân sách đang chịu áp lực lớn trước những khoản chi quân sự khổng lồ.

Các quan chức Nga cũng đã công khai cảnh báo về rủi ro xảy ra suy thoái kinh tế. Doanh nghiệp Nga đang cắt giảm sản lượng trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Tại cuộc họp ngày 25/7, Ngân hàng trung ương Nga đã quyết định hạ lãi suất điều hành 2 điểm phần trăm xuống 18%. Đây là lần giảm lãi suất điều hành thứ hai liên tiếp của Ngân hàng trung ương Nga sau khi lãi suất được giữ ở mức 21% từ tháng 10/2024.

Sau cuộc họp trước đó vào ngày 6/6, Ngân hàng trung ương Nga lưu ý rằng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ được duy trì cho đến khi lạm phát trở lại mục tiêu 4% vào năm 2026.

Sự suy giảm của kinh tế Nga đang cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây dù không thể khiến kinh tế Nga suy sụp ngay, nhưng rõ ràng đang gây ra thiệt hại cho nước này. Nhiều chuyên gia dự báo nếu các lệnh trừng phạt thắt chặt hơn nữa hoặc giá dầu giảm, nền kinh tế Nga có thể sẽ bắt đầu chao đảo.

“Mô hình tăng trưởng chỉ dựa vào chi tiêu quân sự đã bắt đầu rạn nứt”, ông Janis Kluge, chuyên gia về kinh tế Nga tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức (GIISA), nhận định trong báo cáo.

Kinh tế Nga ghi nhận loạt báo động đỏ, Moscow đã ngấm đòn trừng phạt? - 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).

Tháng trước, Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov cảnh báo rằng nước này đang trên bờ vực suy thoái.

Trong khi đó, Tổng thống Putin bác bỏ những quan điểm rằng chiến tranh đang kìm hãm nền kinh tế và cho rằng những cảnh báo về kinh tế Nga là “quá phóng đại”. Ông chủ Điện Kremlin cũng nói thêm rằng suy thoái hay đình lạm là điều không được phép xảy ra trong bất kỳ tình huống nào.

Đình lạm (stagflation) là thuật ngữ dùng để chỉ điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao, kèm theo giá cả tăng, kinh tế trì trệ trong bối cảnh lạm phát cao.

Năm nay, chi tiêu quân sự và an ninh chiếm khoảng 40% tổng chi tiêu của Chính phủ Nga. Việc chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ sang Trung Quốc, cùng với sự hỗ trợ của Bắc Kinh cũng đã giúp nền kinh tế Nga trụ vững trong thời gian qua.

Tuy nhiên, chi tiêu quân sự khổng lồ cũng khiến lạm phát tại Nga tăng phi mã, buộc Ngân hàng trung ương Nga phải tăng lãi suất lên mức kỷ lục 21%. Lãi suất cao khiến chi phí đi vay của doanh nghiệp tăng lên, khiến họ cắt giảm đầu tư và rút lại kế hoạch mở rộng kinh doanh.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng của S&P Global cho thấy trong tháng 6, ngành sản xuất Nga chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng hơn 3 năm qua. Doanh số ô tô mới tại Nga trong tháng 6 đã giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước - theo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (AEB).

Nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-nga-ghi-nhan-loat-bao-dong-do-moscow-da-ngam-don-trung-phat-20250725235109177.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Đội hình mũi tên 5 tiêm kích SU-30MK2 đầy uy lực chuẩn bị cho đại lễ A80
Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm