Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Lai Châu: Phát triển kinh tế nông thôn bền vững với mô hình du lịch cộng đồng tiêu chuẩn OCOP

Thời gian qua, tỉnh Lai Châu chú trọng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, từ đó đã tạo ra những đột phá mới trong phát triển xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Báo Phụ nữ Việt NamBáo Phụ nữ Việt Nam13/07/2025

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lai Châu đã tập trung triển khai xây dựng và công nhận 3 bản du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, gồm: Bản Sì Thâu Chải và Lao Chải 1 (xã Tả Lèng), Gia Khâu 1 (phường Đoàn Kết). Kể từ khi được xây dựng và đi vào hoạt động, các mô hình bản du lịch này đã thu hút được trên 4,5 vạn lượt du khách mỗi năm, tạo ra nguồn thu hơn 500 triệu đồng/năm.

Mặc dù nguồn thu chưa thực sự lớn nhưng bước đầu cho thấy hướng phát triển của địa phương trong lĩnh vực mới với đồng bào là hoàn toàn đúng đắn. Thông qua các mô hình đó, người dân địa phương trực tiếp được tham gia các hoạt động dịch vụ như lưu trú, ẩm thực, xe ôm, hướng dẫn viên cho khách du lịch, biểu diễn văn nghệ.

Lai Châu: Phát triển kinh tế nông thôn bền vững với mô hình du lịch cộng đồng tiêu chuẩn OCOP- Ảnh 1.

Phát triển du lịch cộng đồng tạo ra thay đổi lớn với bộ mặt nông thôn ở Lai Châu

Kể từ khi tham gia phát triển du lịch cộng đồng, các hộ dân trong làng bản cũng chú trọng đến công tác vệ sinh làng bản, đảm bảo an ninh trật tự, khiến cho bộ mặt nông thôn được đổi mới, nhà cửa khang trang, trường học khởi sắc, môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp, văn hóa truyền thống được trân trọng, bảo tồn và gìn giữ.

Ông Tẩn Lao U, hội viên Chi hội văn nghệ dân gian tỉnh Lai Châu, cho biết: Từ những thành công bước đầu thông qua các mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương, cho thấy hướng phát triển kinh tế dịch vụ ở nông thôn Lai Châu có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, cũng vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc cần phải khắc phục giải quyết thì mới có thể đạt được hiệu quả hơn nữa. Đó là phải tuyên truyền tập huấn, đào tạo kỹ năng phát triển du lịch dịch vụ cho người dân địa phương, để có thể đáp ứng được các nhu cầu của cả du khách trong nước và quốc tế. Phải định hướng phát triển với những mục tiêu rõ ràng, lựa chọn những sản phẩm độc đáo, mang tính đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Đồng thời, đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo tiêu chuẩn, thay đổi phong tục tập quán của bà con, đặc biệt là nếp sống phải phù hợp với các yêu cầu của ngành du lịch dịch vụ.

Hiện nay, tỉnh Lai Châu cũng chú trọng đến công tác đào tạo kỹ năng cho người dân trong các điểm phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn. Hàng năm tổ chức mở các lớp đào tạo trực tiếp tại cộng đồng cho người dân về kỹ năng phục phụ buồng phòng, kỹ năng nấu ăn, đón tiếp du khách, hướng dẫn viên. Từ đó người dân ở các địa phương có mô hình phát triển du lịch đều rất phấn khởi.

Để tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh của du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP, tỉnh Lai Châu đã đề ra nhiều giải pháp triển khai đồng bộ trên các địa bàn phát triển du lịch của tỉnh. Cụ thể là tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động, giúp người dân - nhất là đồng bào dân tộc thiểu số - hiểu rõ về giá trị, tiềm năng của mô hình OCOP gắn với du lịch cộng đồng.

Tiếp tục tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng, kỹ năng phục vụ, quản lý, làm dịch vụ… cho cán bộ địa phương và người dân. Ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng phù hợp với đặc điểm vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu cho biết: Trong thời gian tới, tỉnh sẽ hoàn thiện bản đồ du lịch, ưu tiên đưa các bản du lịch cộng đồng OCOP vào hệ thống quảng bá du lịch tỉnh. Hỗ trợ xây dựng các điểm bán hàng OCOP tại nơi đón khách để tăng nhận diện thương hiệu sản phẩm địa phương.

Lai Châu: Phát triển kinh tế nông thôn bền vững với mô hình du lịch cộng đồng tiêu chuẩn OCOP- Ảnh 2.

Du lịch cộng đồng đem lại việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân ở nông thôn

Đẩy mạnh quảng bá, kết nối thị trường: Tham gia các hội chợ, triển lãm, chương trình xúc tiến thương mại - du lịch trong và ngoài nước. Liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để đưa sản phẩm OCOP vào tour du lịch.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm chất lượng dịch vụ: Kiểm tra, hướng dẫn các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tại bản tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng bếp ăn tập thể, cải thiện dịch vụ để tạo niềm tin và sự hài lòng cho du khách.

Phát huy vai trò của chính quyền địa phương và các sở ngành: Các cơ quan quản lý tiếp tục đồng hành, hướng dẫn người dân xây dựng mô hình OCOP du lịch cộng đồng một cách bài bản, quy hoạch có định hướng, đảm bảo phù hợp với từng vùng văn hóa dân tộc để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn.

Có thể nói, việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đồng là hướng đi đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế - văn hóa - xã hội. Với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và sự đồng thuận của người dân, mô hình này sẽ góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững.

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/lai-chau-phat-trien-kinh-te-nong-thon-ben-vung-voi-mo-hinh-du-lich-cong-dong-tieu-chuan-ocop-20250713183155769.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm