Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Làm giàu cho mình và cho cộng đồng

Năm 1990, vợ chồng ông được cha mẹ cho ra riêng với 5 công ruộng, nhờ biết tính toán, chịu khó, đến nay ông sở hữu số ruộng tăng gấp 10 lần, giàu nhất nhì ở xóm; không chỉ vậy, ông còn là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer với nhiều đóng góp giúp địa phương thay đổi, an ninh trật tự ổn định. Ông là Thạch Gươl, 56 tuổi, ở ấp 5, xã Vĩnh Tường.

Báo Cần ThơBáo Cần Thơ16/07/2025

Ông Gươl (bìa phải) thường xuyên trò chuyện, vận động bà con chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất thuần nông Vĩnh Tường, không cam chịu số phận nghèo khó, ngay từ nhỏ, ông Gươl đã nung nấu khát khao làm giàu. Sau khi lập gia đình, năm 1990, vợ chồng ông được cha mẹ cho 5 công ruộng ra riêng. Với bản tính cần cù, chịu khó và muốn làm giàu chính đáng, vợ chồng ông vừa làm ruộng của mình vừa mướn thêm đất để canh tác. Ông Gươl kể, thời điểm ấy giá mướn đất khá rẻ, 1-2 chỉ vàng/công/năm; ngoài làm ruộng, vợ chồng ông còn nuôi heo, gà, vịt… Giai đoạn 1990-1995, từ 5 công ruộng nhà, đất mướn và chăn nuôi, mỗi năm gia đình ông thu về 40-50 triệu đồng. Vợ chồng ông lại tích lũy để mướn và mua thêm đất. Đất mẹ sinh đất con, dần dần, đến năm 2015, gia đình này có đến 5ha ruộng, vụ mùa nào cũng bội thu…

Nhận thấy thu hoạch và bán lúa ngay tại ruộng không có lợi bằng trữ lúa chờ giá cao mới bán nên năm 2015, ông Gươl đầu tư hơn 500 triệu đồng xây lò sấy với máy móc khá hiện đại. Từ đó, lúa dự trữ rất chất lượng, bán ra lúc nào cũng lời cao hơn. Ông Gươl còn năng động mua thêm lúa của nhiều hộ trong xóm về sấy, dự trữ chờ giá cao mới bán. Từ năm 2016 đến nay, mỗi năm ông trữ 500-800 tấn lúa; sau khi bán, trừ hết chi phí, ông lời 600-900 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Gươl còn là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer với nhiều đóng góp giúp địa phương thay đổi. Vài tháng trước, một bên dốc của cầu bắc ngang kênh Nàng Bèn, ấp 5, xã Vĩnh Tường, bị sụp lún, ảnh hưởng lưu thông. Không chờ kêu gọi, ông báo cáo với ấp và chi gần 5 triệu đồng để mua cát, đá, xi măng cùng bà con nâng cấp. Hơn 10 năm qua, trung bình mỗi năm ông Gươl đóng góp chi trên 20 triệu đồng hỗ trợ giặm vá, sửa cầu đường, tặng tập sách cho học sinh hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài ấp.

Ông Gươl còn tích cực cùng chính quyền địa phương tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào, nhất là việc chấp hành nghiêm các quy định giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Cách làm của ông là thông qua những dịp gặp gỡ thân tình, cứ "mưa dầm thấm lâu" ông nói về các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật, phân tích thiệt - hơn để bà con nắm bắt, thực hiện. Khi phát hiện em cháu trong ấp có những biểu hiện nguy cơ phạm pháp, ông cùng đoàn thể đến tận nhà trao đổi, giải thích…

Ông Danh Dương Khanh, người dân trong ấp, kể: "Trước đây, khi điều khiển xa trên lộ giao thông nông thôn, tôi ít khi đội nón bảo hiểm vì nghĩ không cần thiết. Chú Gươl đã giải thích, giúp tôi hiểu rằng đội nón bảo hiểm không chỉ bảo vệ bản thân mà còn thể hiện văn hoá giao thông nên giờ hễ chạy xe dù đoạn đường dài hay ngắn và bất cứ đâu, tôi đều đội nón bảo hiểm".

Bài, ảnh: PHƯỚC THUẬN

Nguồn: https://baocantho.com.vn/lam-giau-cho-minh-va-cho-cong-dong-a188527.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm