Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Mái samu - Di sản trăm năm ở Kỳ Sơn

Ở những bản làng quanh năm mây phủ của Kỳ Sơn (Nghệ An), những mái nhà lợp gỗ samu phủ rêu xanh vẫn âm thầm ôm lấy bản làng như những khúc ca trầm mặc. Giữa vòng xoáy đổi thay, người dân và chính quyền nơi đây đang chắt chiu gìn giữ từng mái samu như giữ lấy hồn cốt của núi rừng.

Báo Nghệ AnBáo Nghệ An03/05/2025

1 thay
Giữa lưng chừng núi, lưng chừng đèo, những mái nhà samu rêu phong như những nét chấm phá trầm mặc giữa đại ngàn. Trong ảnh: Đường vào bản Buộc Mú 2 (xã Na Ngoi, Kỳ Sơn) thấp thoáng những mái nhà lợp gỗ samu. Ảnh: Thanh Phúc
Những tấm gỗ samu bền chắc, qua cả trăm năm vẫn vững chãi, rêu phủ xanh, nhuốm màu thời gian và hằn in sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Ảnh: Khánh Ly
Những tấm gỗ samu bền chắc, qua cả trăm năm vẫn vững chãi, rêu phủ xanh, nhuốm màu thời gian và hằn in sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Ảnh: Thanh Phúc
bna_samu3.jpg
Từng tấm ván samu được đẽo gọt thủ công, lợp đan xen, ôm trọn những mùa mưa nắng miền biên viễn. Ảnh: Khánh Ly
bờ rào đá
Bờ rào đá được sắp đặt khéo léo cũng nhuốm màu thời gian càng tôn thêm nét đẹp cổ kính của mỗi nếp nhà người Mông. Ảnh: Thanh Phúc
ghép 5
Những hoa văn, những nét chạm khắc in đậm nét độc đáo của kiến trúc người Mông. Ảnh: Thanh Phúc
bna_bep.png
Không gian bên trong ngôi nhà cổ, nơi mọi vật dụng vẫn lưu giữ nét mộc mạc, nguyên sơ của người Mông. Ảnh: Khánh Ly
bna_ia.jpg
"Ngôi nhà này, mái samu này, từ đời ông, đời cha đã có rồi. Cả trăm năm rồi. Mái samu giống như người bạn tri kỷ, chứng kiến bao đời người, bao thế hệ trong nhà này" – Cụ Lầu Y La (96 tuổi, bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn) nói. Ảnh: Thanh Phúc
nhà ông già xái phia
Qua bao thế hệ, mái nhà cổ vẫn là tổ ấm, là nơi khởi nguồn của những ước mơ bình dị. Trong ảnh: Ngôi nhà lợp mái samu có tuổi đời nửa thế kỷ của gia đình ông Già Phái Chia, bản Buộc Mú 2, xã Na Ngoi. Ảnh: Khánh Ly
samu 21
Tính đến nay, toàn huyện Kỳ Sơn có gần 100 ngôi nhà lợp mái samu. Trong đó, tập trung nhiều nhất là ở xã Tây Sơn. Ông Vừ Bá Rê - Phó Chủ tịch UBND xã Tây Sơn cho biết: “Tây Sơn có 6 bản làng, 100% là đồng bào Mông sinh sống. Hiện tại, người dân vẫn còn lưu giữ được 85% kết cấu nhà truyền thống. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều ngôi nhà hàng trăm năm tuổi, mái lợp bằng gỗ samu đang có nguy cơ bị mai một do nhiều yếu tố tác động. Chúng tôi mong muốn các cơ quan chuyên môn có phương án hỗ trợ người dân bảo tồn nếp nhà truyền thống trên địa bàn xã, để giữ kiến trúc nhà ở của người Mông, đồng thời phục vụ du lịch”. Ảnh: Thanh Phúc
nhà anh Vừ Bá Phử ở bản tây sơn lợp nhựa phía dưới để bảo tồn mái samu
Trong vòng xoáy của thời gian, những mái ngói samu dần mai một, bên cạnh những hộ dân dùng tôn lạnh, ngói nung vì sự tiện lợi thì có những người vẫn bằng mọi cách gìn giữ những nếp nhà cũ, như giữ lấy ký ức của bản làng. Trong ảnh: Do đã quá lâu năm nên những tấm gỗ samu bị nứt gây dột, gia đình anh Vừ Bá Phử phải dùng những tấm nhựa trong lợp lót phía dưới những tấm gỗ samu. Ảnh: Khánh Ly
giữ ngói
Hộ ông Già Xái Phia (bản Buộc Mú 2, xã Na Ngoi) dự trữ ván gỗ samu để thay thế những tấm bị nứt, dột. Ảnh: Khánh Ly
ghép 3
Bên cạnh sự nỗ lực của người dân, chính quyền huyện Kỳ Sơn tích cực hỗ trợ, đồng hành cùng người dân trong việc bảo tồn di sản nhà cổ. Trong ảnh: Những mái nhà samu được gắn số, để phục vụ cho công tác kiểm kê, bảo tồn. Ảnh: Thanh Phúc
bna_cuoi.jpg
Thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, bước đầu chính quyền địa phương đang tiếp tục vận động, tuyên truyền bà con giữ gìn bản sắc văn hóa, đặc biệt là những ngôi nhà bằng gỗ samu. Trong ảnh: Cán bộ đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Na Ngoi (Bộ Đội Biên phòng Nghệ An) thăm, vận động người dân bản Buộc Mú giữ gìn nếp nhà cổ. Ảnh: Khánh Ly
Clip: Thanh Phúc - Khánh Ly

Nguồn: https://baonghean.vn/mai-samu-di-san-tram-nam-o-ky-son-10296430.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Rừng Tà Kóu tôi đi
Phi công kể lại giây phút 'bay qua biển cờ đỏ ngày 30-4, tim rung lên vì Tổ quốc'
Tp. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày thống nhất
Trời đất giao hoà, vui cùng non sông

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm