Bướm Glasswing hay bướm cánh gương (danh pháp khoa học: greta oto) là một loài bướm trong họ Nymphalidae, loài bướm từ lâu đã được biết tới trong tự nhiên là một trong những loài bướm kì dị nhất với đôi cánh trong suốt như pha lê.

Nguyên nhân của hiện tượng cánh trong suốt này chính là nhờ cấu trúc bề mặt cánh của bướm Glasswing. Cánh loài bướm này có cấu trúc nano ngẫu nhiên, sắp xếp không theo một trật tự nhất định.

Vì vậy khi ánh sáng Mặt trời chiếu tới, phần lớn các tia sáng sẽ lọt qua cấu trúc nói trên, dẫn tới hiện tượng cánh bướm vô hình.
Bướm Glasswing sở hữu một cấu trúc cánh hoàn toàn hỗn loạn, tới mức đạt được hiệu ứng vô hình tạo một bước tiến hóa lớn giúp bướm Glasswing sống sót trong tự nhiên vì bướm càng có màu sắc, chúng càng dễ bị kẻ thù nhìn thấy và săn đuổi.

Hoa ngũ sắc là loại hoa mà bướm cánh thủy tinh viếng thăm thường xuyên nhất. Sải cánh của bướm cánh thủy tinh dao động từ 56 tới 61 mm. Bướm cái đẻ trứng trên lá của những cây có khả năng tiết chất độc. Khi trứng của bướm nở, sâu bướm ăn những lá độc để phát triển. Các loài động vật ăn thịt không dám ăn sâu bướm vì cơ thể chúng chứa độc.

Tây Ban Nha gọi là "espejitos", nghĩa là "những chiếc gương nhỏ" vì đôi cánh của chúng. Thứ tạo nên độ trong của đôi cánh là hệ thống mô được sắp xếp theo cấu trúc hình vòm, thành từng mảng họa tiết. Cách sắp xếp này cho phép ánh sáng đi thẳng qua thay vì phản xạ lại.

Nhưng như vậy là chưa đủ. Sự độc đáo của loài bướm này nằm ở phần giao giữa cánh và cơ thể, với cấu trúc nano nhỏ nằm cách xa nhau. Sự sắp xếp này giúp phân tán ánh sáng theo mọi hướng, bất kể ánh sáng chiếu từ hướng nào.

Và chính cấu trúc này giờ đây có thể tạo ra một bước đột phá trong y học, mà cụ thể là ngành nhãn khoa.

Các kỹ sư đã học hỏi và bắt chước các cấu trúc mô nano của cánh bướm trong cấy ghép mắt ở người mắc bệnh tăng nhãn áp.
Mời độc giả xem thêm video Hiếm gặp, đàn bướm thủy tinh tề tựu đẹp lung linh.
Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/me-man-ve-dep-cua-loai-buom-duoc-menh-danh-canh-guong-bay-post269273.html
Bình luận (0)