Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để doanh nghiệp phát triển bền vững

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế trở nên gay gắt, khốc liệt, việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là yếu tố sống còn với cộng đồng doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò then chốt đó, tỉnh Tiền Giang (nay là tỉnh Đồng Tháp) đã chủ động triển khai Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Chương trình).

Báo Tiền GiangBáo Tiền Giang05/07/2025

Sau 5 năm triển khai Chương trình, tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân. Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm xây dựng nền kinh tế địa phương hiện đại, bền vững, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập quốc tế.

HIỆU QUẢ TỪ SỰ PHỐI HỢP CHẶT CHẼ

Trong 5 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh và nỗ lực phối hợp của các sở, ngành, đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường và sự đồng hành của các doanh nghiệp, Chương trình đã được triển khai một cách đồng bộ, thực chất và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận: Hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng cho 56 doanh nghiệp, vượt 280% kế hoạch (mục tiêu 20 doanh nghiệp); 42 doanh nghiệp được hỗ trợ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, đạt 140% kế hoạch; 10 doanh nghiệp được hỗ trợ tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia; đào tạo được 20 chuyên gia năng suất chất lượng, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc và giải thưởng chất lượng…

 Quang cảnh Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình.
Quang cảnh Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình.

Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai hàng loạt hoạt động hỗ trợ thông tin, truyền thông, đào tạo, tư vấn doanh nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9001, HACCP, ISO 22000... Đồng thời, lồng ghép hiệu quả với các chương trình như: OCOP, an toàn thực phẩm, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...

Theo đồng chí Võ Hữu Thiện, Phó trưởng Phòng quản lý Thương mại - Sở Công thương: Trong giai đoạn 2021 - 2025, từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương, đơn vị đã hỗ trợ xây dựng 26 đề án và mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, với tổng kinh phí hơn 5,7 tỷ đồng. Các ngành được ưu tiên gồm: Cơ khí, chế biến nông sản, gỗ, thực phẩm, may mặc...

Việc đổi mới công nghệ đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đặc biệt là tạo ra sản phẩm mới, có chất lượng cao hơn, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Song song đó, Sở cũng tổ chức 10 lớp đào tạo chuyên sâu cho doanh nghiệp, hợp tác xã về thương mại điện tử, kỹ năng marketing, thiết kế sản phẩm thời 4.0, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, chuyển đổi số… Đồng thời, phối hợp hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký và quảng bá sản phẩm qua Sàn giao dịch điện tử Tiền Giang.

Ngoài ra, trong năm 2024, Sở còn tham gia thực hiện nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh như: Xúc tiến xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc, nghiên cứu phát triển hệ thống logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

Theo đồng chí Võ Quốc Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng và Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Môi trường, trong 5 năm qua, ngành đã chủ động lồng ghép nội dung nâng cao năng suất - chất lượng vào nhiều chương trình lớn như: Phát triển chuỗi liên kết nông sản, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, phát triển vùng nguyên liệu tập trung, Chương trình OCOP và các đề án như: VietGAP, HACCP, ISO 22000.

Kết quả cụ thể: 6.525 ha sản phẩm nông - thủy sản được chứng nhận VietGAP; 109 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận và duy trì; 53 dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ đã được phê duyệt và triển khai với sự tham gia của 58 hợp tác xã, 113 doanh nghiệp và trên 3.100 hộ nông dân; 85 doanh nghiệp đạt chứng nhận HACCP, ISO 22000 - đủ năng lực tiếp cận các thị trường cao cấp như: Mỹ, EU, Nhật Bản; 260.000 tem QR truy xuất nguồn gốc được cấp phát cho sản phẩm OCOP và chuỗi cung ứng an toàn. Riêng Chương trình OCOP đạt được kết quả vượt bậc, với 361 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng (gồm 1 sản phẩm: 5 sao, 64 sản phẩm: 4 sao, 279 sản phẩm: 3 sao) đến từ 188 chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH

Thông qua việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi rõ rệt trong mô hình quản trị, cải thiện chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Ông Phạm Văn Hảo, Phó Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn quản lý quốc tế và Hỗ trợ kỹ thuật cao, cho biết: “Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, công ty đã triển khai tư vấn cho 43 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng các hệ thống: ISO 9001, ISO 22000, HACCP… thuộc nhiều lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm; từ đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như: Giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng, đối tác; hiệu quả làm việc được cải thiện; chất lượng sản phẩm được giữ vững; giảm rủi ro đối với nguồn nguyên liệu đầu vào; cải thiện uy tín tổ chức thông qua việc làm đáp ứng nhu cầu khách hàng và có thêm cơ hội kinh doanh”.

Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Đoàn Thanh Tuyết, với vai trò cơ quan tham mưu triển khai Kế hoạch 224 của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của năng suất và chất lượng; hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như: ISO 9001, ISO 22000, hỗ trợ tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đăng ký tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực và cải tiến quy trình sản xuất tại doanh nghiệp. Kết quả, từ năm 2021 đến nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước chuyển đổi tư duy sản xuất, kinh doanh theo hướng hiệu quả, tinh gọn và bền vững hơn, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Thông qua đó, năng lực cạnh tranh và uy tín của các doanh nghiệp địa phương được nâng lên rõ rệt, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu truy xuất nguồn gốc, minh bạch sản phẩm ngày càng cao. Chương trình không chỉ mang ý nghĩa về mặt kỹ thuật - công nghệ, mà còn là nền tảng chiến lược để phát triển kinh tế địa phương theo hướng hiện đại, hội nhập, bền vững.

Sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành, đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Môi trường đã và đang tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp không ngừng đổi mới, phát triển và vươn xa trên thị trường.

Tiếp nối những thành quả đạt được, các sở, ngành sẽ tập trung triển khai các giải pháp trọng tâm nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới. Cụ thể, rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ phù hợp thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; tích cực khai thác các nguồn vốn Trung ương và địa phương, lồng ghép trong các chương trình mục tiêu, đề án phát triển ngành.

Tiếp tục hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, tiêu chuẩn hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế; mở rộng đào tạo, tập huấn kỹ năng quản trị, kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới và phát triển thương hiệu.

Đẩy mạnh các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ, phát triển vùng nguyên liệu tập trung, hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất đến thị trường; tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, đặc biệt mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP, nông sản chế biến.

HỮU THÔNG

Nguồn: https://baoapbac.vn/kinh-te/202507/nang-cao-nang-suat-chat-luong-san-pham-de-doanh-nghiep-phat-trien-ben-vung-1046491/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn
Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm