Người đàn ông 60 tuổi bất ngờ đau đớn vì thoái hóa khớp do mắc sai lầm này trong lúc đi bộ tập thể dục

Báo Gia đình và Xã hộiBáo Gia đình và Xã hội19/02/2025

GĐXH - Thoái hoá khớp có liên quan đến tuổi tác, tuy nhiên việc đi bộ tập thể dục với cường độ cao, gây áp lực lên các khớp là nguyên nhân chính khiến khớp gối của ông Minh nhanh bị thoái hoá.


Đi bộ tập thể dục sai cách, người đàn ông bị thoái hóa khớp gối

Để kiểm soát bệnh mỡ máu cao, phòng ngừa bệnh tim mạch, ông Minh (60 tuổi, Trung Quốc) đã thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống, vận động nhiều hơn bằng cách đi bộ tập thể dục.

Theo ông Minh, đi bộ là bài tập dễ dàng cho người cao tuổi. Ông quyết định chọn đi bộ 10.000 bước/ngày. Sau thời gian dài kiên trì như vậy, ông Minh giảm được 5kg, mỡ máu được kiểm soát. Ông vô cùng hài lòng với kết quả này nên vẫn tiếp tục đi bộ, tập thể dục thể thao hàng ngày.‏

Người đàn ông 60 tuổi bất ngờ đau đớn vì thoái hóa khớp do mắc sai lầm này trong lúc đi bộ tập thể dục - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, gần đây ông Minh thường xuyên bị đau đầu gối, cổ chân khiến ông khó di chuyển nên đến viện khám. Sau khi chụp chiếu và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận ông bị đau do thoái hoá khớp.

Bác sĩ giải thích thoái hoá khớp có liên quan đến tuổi tác, tuy nhiên nguyên nhân chính là do ông Minh đã lớn tuổi nhưng tập thể dục với cường độ cao, gây áp lực lên các khớp và khiến khớp nhanh thoái hoá. 

Bác sĩ cho biết, việc vận động thường xuyên là tốt nhưng cần cân nhắc thể trạng, sức khoẻ, tuổi tác để lựa chọn bộ môn, tần suất phù hợp, tránh gây các chấn thương khiến sức khỏe suy giảm.

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ tập thể dục không?

Thoái hóa khớp gối gây tổn thương sụn và xương, đôi lúc còn kèm theo viêm khớp và suy giảm dịch nhầy trong khớp, dẫn đến sưng khớp và đau nhức. Khi người bệnh vận động sẽ làm tăng ma sát giữa các đầu xương gây đau nhức, khó chịu. Đó là lý do nhiều người bệnh e ngại các hoạt động như đi bộ hay chạy bộ.

Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế, việc tránh vận động hoàn toàn có thể khiến khớp gối mất dần độ linh hoạt, lưu thông máu kém hiệu quả và làm co cứng nhiều bộ phận khác như cơ, gân, dây chằng. Điều này không những làm tăng cảm giác đau nhức mà còn làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Trái lại, vận động đều đặn, đi bộ đúng cách không chỉ giúp giảm thiểu cảm giác đau mà còn duy trì sự linh hoạt, cải thiện chức năng của khớp gối. Vậy nên, duy trì thói quen đi bộ là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối.

Người đàn ông 60 tuổi bất ngờ đau đớn vì thoái hóa khớp do mắc sai lầm này trong lúc đi bộ tập thể dục - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Người bị thoái hóa khớp đi bộ tập thể dục cần biết điều này

- Khởi động trước khi tập luyện: Bạn nên dành 5 - 10 phút để thực hiện các động tác khởi động. Bước này giúp làm nóng cơ thể, thư giãn cơ bắp và khớp gối, giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi vận động. Khi kết thúc buổi tập luyện, hãy nhẹ nhàng xoa bóp và vận động khớp gối để giúp cơ thư giãn.

- Đi bộ đúng kỹ thuật: Người bị thoái hóa khớp gối nên đi chậm rãi và sải bước vừa phải. Khi đi nên giữ tư thế nhìn thẳng về phía trước, cằm song song với mặt đất, toàn thân thư giãn, tay vung nhẹ nhàng. Chân tiếp đất từ gót chân, sau đó là toàn bộ bàn chân và cuối cùng là mũi chân.

- Cường độ tập luyện phù hợp: Khi bắt đầu tập luyện bạn không nên đi bộ quá 60 phút mỗi ngày và lựa chọn thời điểm bạn cảm thấy thoải mái nhất để tập luyện. Có thể bắt đầu bằng cách đi bộ ngắn, khoảng 5 – 10 phút mỗi lần và nghỉ ngơi giữa các đoạn đường. Dần dần, khi đã quen, hãy cố gắng tăng cường thời gian và quãng đường đi bộ để nâng cao hiệu quả tập luyện.

- Lựa chọn thời điểm thích hợp: Đi bộ vào sáng sớm và buổi tối đều mang lại những lợi ích riêng biệt. Buổi sáng giúp khởi động xương khớp và cải thiện tập trung, đồng thời giảm tần suất và cường độ đau. Đi bộ buổi tối hỗ trợ điều hòa cơ thể và cải thiện giấc ngủ, giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp vào sáng hôm sau.

- Dừng tập khi cảm thấy đau: Trong quá trình đi bộ, nếu bạn cảm thấy đau nhiều ở khớp gối, hãy tạm ngừng và không nên cố gắng đi tiếp. Điều này giúp tránh làm tổn thương thêm khớp.



Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-ong-60-tuoi-bat-ngo-dau-don-vi-thoai-hoa-khop-do-mac-sai-lam-nay-trong-luc-di-bo-tap-the-duc-172250219102216787.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available