Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Những người Việt từng đạt điểm tuyệt đối tại Olympic Toán Quốc tế

Trong 51 năm tham gia Olympic Toán Quốc tế, Việt Nam có 10 lần ghi dấu khi thí sinh đạt điểm tuyệt đối.

ZNewsZNews21/07/2025


1. Lê Bá Khánh Trình: TS Lê Bá Khánh Trình là người Việt đầu tiên đạt điểm tuyệt đối tại IMO, cụ thể là đạt 40/40 điểm vào năm 1979, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này. Thời bấy giờ, ông được mệnh danh là "Cậu bé vàng của Toán học Việt Nam". Sau IMO, cậu bé vàng được tuyển thẳng vào khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov và làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, ông trở về Việt Nam và từng công tác tại Đại học Quốc gia TP.HCM, đồng thời có nhiều năm dẫn dắt đội tuyển IMO của Việt Nam. Mới đây, vào tháng 2/2025, sau nhiều năm làm tổ trưởng tổ Toán của trường Phổ thông Năng khiếu, TS Lê Bá Khánh Trình thôi làm tổ trưởng, nhưng vẫn gắn bó với trường trong vai trò cố vấn. Ảnh: Quyên Quyên.

1. Lê Bá Khánh Trình: TS Lê Bá Khánh Trình là người Việt đầu tiên đạt điểm tuyệt đối tại IMO, cụ thể là đạt 40/40 điểm vào năm 1979, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này. Thời bấy giờ, ông được mệnh danh là "Cậu bé vàng của Toán học Việt Nam". Sau IMO, cậu bé vàng được tuyển thẳng vào khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov và làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, ông trở về Việt Nam và từng công tác tại Đại học Quốc gia TP.HCM, đồng thời có nhiều năm dẫn dắt đội tuyển IMO của Việt Nam. Mới đây, vào tháng 2/2025, sau nhiều năm làm tổ trưởng tổ Toán của trường Phổ thông Năng khiếu, TS Lê Bá Khánh Trình thôi làm tổ trưởng, nhưng vẫn gắn bó với trường trong vai trò cố vấn. Ảnh: Quyên Quyên.

2. Lê Tự Quốc Thắng: GS Lê Tự Quốc Thắng (sinh năm 1965 tại Huế) là người Việt Nam tiếp theo đạt điểm tuyệt đối tại Olympic Toán Quốc tế. Ông đạt được điều này vào năm 1982 - khi mới 17 tuổi. Sau khi đoạt huy chương vàng IMO, ông được tuyển thẳng vào khoa Toán - Cơ của Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov - đại học lâu đời nhất tại Nga và là trung tâm toán học hàng đầu thời bấy giờ. Sau khi tốt nghiệp, chủ nhân huy chương vàng IMO năm 1982 tiếp tục học lên tiến sĩ, sau đó công tác tại nhiều viện, trường đại học danh tiếng ở Nhật Bản, Mỹ, Đức...

2. Lê Tự Quốc Thắng: GS Lê Tự Quốc Thắng (sinh năm 1965 tại Huế) là người Việt Nam tiếp theo đạt điểm tuyệt đối tại Olympic Toán Quốc tế. Ông đạt được điều này vào năm 1982 - khi mới 17 tuổi. Sau khi đoạt huy chương vàng IMO, ông được tuyển thẳng vào khoa Toán - Cơ của Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov - đại học lâu đời nhất tại Nga và là trung tâm toán học hàng đầu thời bấy giờ. Sau khi tốt nghiệp, chủ nhân huy chương vàng IMO năm 1982 tiếp tục học lên tiến sĩ, sau đó công tác tại nhiều viện, trường đại học danh tiếng ở Nhật Bản, Mỹ, Đức...

3. Đàm Thanh Sơn: Đến năm 1984, GS Đàm Thanh Sơn - khi đó mới 15 tuổi - nối gót đàn anh để đạt 42/42 điểm trong kỳ thi IMO. Sinh ra trong gia đình trí thức, cha là GS Đàm Trung Bảo, mẹ là PGS. TS Nguyễn Thị Hảo, GS Đàm Thanh Sơn nổi tiếng từng nhỏ vì học giỏi vượt trội và có năng khiếu ở môn Toán. Sau khi thi IMO, cậu bé Đàm Thanh Sơn năm 1985 đến Nga học tại khoa Vật lý của Tổng hợp Lomonosov. Tiếp đó, ông nhận bằng tiến sĩ và được bổ nhiệm làm giáo sư đại học tại Mỹ, tiếp đó trở thành chủ nhiệm khoa Vật lý của Đại học Washington. Ảnh: Đại học Phenikaa.

3. Đàm Thanh Sơn: Đến năm 1984, GS Đàm Thanh Sơn - khi đó mới 15 tuổi - nối gót đàn anh để đạt 42/42 điểm trong kỳ thi IMO. Sinh ra trong gia đình trí thức, cha là GS Đàm Trung Bảo, mẹ là PGS. TS Nguyễn Thị Hảo, GS Đàm Thanh Sơn nổi tiếng từng nhỏ vì học giỏi vượt trội và có năng khiếu ở môn Toán. Sau khi thi IMO, cậu bé Đàm Thanh Sơn năm 1985 đến Nga học tại khoa Vật lý của Tổng hợp Lomonosov. Tiếp đó, ông nhận bằng tiến sĩ và được bổ nhiệm làm giáo sư đại học tại Mỹ, tiếp đó trở thành chủ nhiệm khoa Vật lý của Đại học Washington. Ảnh: Đại học Phenikaa.


4. Ngô Bảo Châu: Vào năm 1988, GS Ngô Bảo Châu đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi IMO và là thí sinh duy nhất của đội tuyển Việt Nam giành huy chương vàng trong năm đó. Không chỉ có 2 lần giành huy chương vàng IMO, GS Ngô Bảo Châu còn là người Việt Nam đầu tiên giành huy chương Fields danh giá vào năm 2010. Trước đó, ông từng giành giải thưởng Clay vào năm 2004, được vinh danh là Giáo sư Việt Nam vào năm 2005. Năm 2010, ông được bổ nhiệm làm tiến sĩ danh dự của Đại học Quốc gia Hà Nội và sau đó làm Giám đốc Khoa học Viện nghiên cứu cao cấp về Toán từ tháng 3/2011. Ảnh: Moet.

4. Ngô Bảo Châu: Vào năm 1988, GS Ngô Bảo Châu đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi IMO và là thí sinh duy nhất của đội tuyển Việt Nam giành huy chương vàng trong năm đó. Không chỉ có 2 lần giành huy chương vàng IMO, GS Ngô Bảo Châu còn là người Việt Nam đầu tiên giành huy chương Fields danh giá vào năm 2010. Trước đó, ông từng giành giải thưởng Clay vào năm 2004, được vinh danh là Giáo sư Việt Nam vào năm 2005. Năm 2010, ông được bổ nhiệm làm tiến sĩ danh dự của Đại học Quốc gia Hà Nội và sau đó làm Giám đốc Khoa học Viện nghiên cứu cao cấp về Toán từ tháng 3/2011. Ảnh: Moet.

5. Đinh Tiến Cường: GS Đinh Tiến Cường là người Việt Nam tiếp theo đạt 42/42 điểm tại IMO, vào năm 1989 - khi ông mới 16 tuổi. Sinh năm 1973 trong một gia đình có truyền thống làm nhà giáo ở Hải Dương (cũ), GS Đinh Tiến Cường bộc lộ năng khiếu học giỏi từ bé và từng đỗ thủ khoa trong kỳ thi lớp 10 hệ chuyên Toán của Đại học Sư phạm Hà Nội (nay là trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội). Sau khi giành huy chương vàng IMO, ông đến Đại học Tổng hợp Odessa học ngành Tin học, tiếp đó đến Pháp để theo đuổi ngành Toán học. Năm 1998, ông được Bộ Giáo dục Pháp phong hàm phó giáo sư, sau đó 7 năm lại lên hàm giáo sư - khi mới 32 tuổi.

5. Đinh Tiến Cường: GS Đinh Tiến Cường là người Việt Nam tiếp theo đạt 42/42 điểm tại IMO, vào năm 1989 - khi ông mới 16 tuổi. Sinh năm 1973 trong một gia đình có truyền thống làm nhà giáo ở Hải Dương (cũ), GS Đinh Tiến Cường bộc lộ năng khiếu học giỏi từ bé và từng đỗ thủ khoa trong kỳ thi lớp 10 hệ chuyên Toán của Đại học Sư phạm Hà Nội (nay là trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội). Sau khi giành huy chương vàng IMO, ông đến Đại học Tổng hợp Odessa học ngành Tin học, tiếp đó đến Pháp để theo đuổi ngành Toán học. Năm 1998, ông được Bộ Giáo dục Pháp phong hàm phó giáo sư, sau đó 7 năm lại lên hàm giáo sư - khi mới 32 tuổi.

6. Ngô Đắc Tuấn: GS Ngô Đắc Tuấn đạt điểm tuyệt đối 42/42 trong kỳ thi Olympic Toán Quốc tế năm 1995. Theo Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, GS Tuấn học trung học tại khối chuyên Toán A0, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Sau khi học hết hai năm đại học đại cương, ông được cấp học bổng sang học ở trường Bách Khoa Paris (Pháp), tốt nghiệp cử nhân Kỹ sư năm 2000 và thạc sĩ ngành Toán năm 2001. Ba năm sau, ông nhận bằng tiến sĩ toán học tại Đại học Paris 11. Sau thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu cấp cao IHES (Pháp), từ năm 2005, ông làm việc ở Trung Tâm Nghiên cứu khoa học cơ bản (CNRS) của Pháp, từ chức vụ phó giáo sư rồi sau đó là giáo sư.

6. Ngô Đắc Tuấn: GS Ngô Đắc Tuấn đạt điểm tuyệt đối 42/42 trong kỳ thi Olympic Toán Quốc tế năm 1995. Theo Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, GS Tuấn học trung học tại khối chuyên Toán A0, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Sau khi học hết hai năm đại học đại cương, ông được cấp học bổng sang học ở trường Bách Khoa Paris (Pháp), tốt nghiệp cử nhân Kỹ sư năm 2000 và thạc sĩ ngành Toán năm 2001. Ba năm sau, ông nhận bằng tiến sĩ toán học tại Đại học Paris 11. Sau thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu cấp cao IHES (Pháp), từ năm 2005, ông làm việc ở Trung Tâm Nghiên cứu khoa học cơ bản (CNRS) của Pháp, từ chức vụ phó giáo sư rồi sau đó là giáo sư.


7. Đỗ Quốc Anh: GS Đỗ Quốc Anh (sinh năm 1980) từng thi IMO 2 lần vào năm 1996 và 1997. Năm 1996, ông chỉ đoạt huy chương đồng nhưng đến năm 1997 đã đạt điểm tuyệt đối và giành huy chương vàng - cũng là huy chương vàng duy nhất của Việt Nam năm đó. Sau IMO, ông nhận học bổng của chính phủ Pháp và đến nước này du học hệ cử nhân, thạc sĩ. Tiếp đó, ông đến Mỹ làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Harvard. Hiện, GS Quốc Anh làm việc tại Khoa Kinh tế, Đại học Monash (Australia) và có nhiều nghiên cứu liên quan kinh tế vi mô ứng dụng, kinh tế mạng lưới xã hội, kinh tế văn hóa... Ảnh: CEPR.

7. Đỗ Quốc Anh: GS Đỗ Quốc Anh (sinh năm 1980) từng thi IMO 2 lần vào năm 1996 và 1997. Năm 1996, ông chỉ đoạt huy chương đồng nhưng đến năm 1997 đã đạt điểm tuyệt đối và giành huy chương vàng - cũng là huy chương vàng duy nhất của Việt Nam năm đó. Sau IMO, ông nhận học bổng của chính phủ Pháp và đến nước này du học hệ cử nhân, thạc sĩ. Tiếp đó, ông đến Mỹ làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Harvard. Hiện, GS Quốc Anh làm việc tại Khoa Kinh tế, Đại học Monash (Australia) và có nhiều nghiên cứu liên quan kinh tế vi mô ứng dụng, kinh tế mạng lưới xã hội, kinh tế văn hóa... Ảnh: CEPR.

8-9: Lê Hùng Việt Bảo - Nguyễn Trọng Cảnh: 2003 là năm đặc biệt của Việt Nam khi đội tuyển IMO có đến 2 thí sinh đạt điểm tuyệt đối là Lê Hùng Việt Bảo và Nguyễn Trọng Cảnh. GS Lê Hùng Việt Bảo sớm bộc lộ tư duy toán học vượt trội và nuôi dưỡng đam mê với ngành Toán học từ nhỏ. Ông từng được Forbes vinh danh trong danh sách Top 30 Under 30 của châu Á. Trong khi đó, GS Nguyễn Trọng Cảnh đi lên từ các lớp chuyên và dần khẳng định tài năng qua các kỳ thi quốc gia, trước khi tiếp tục hành trình học thuật tại nước ngoài. Ảnh: Forbes.

8-9: Lê Hùng Việt Bảo - Nguyễn Trọng Cảnh: 2003 là năm đặc biệt của Việt Nam khi đội tuyển IMO có đến 2 thí sinh đạt điểm tuyệt đối là Lê Hùng Việt Bảo và Nguyễn Trọng Cảnh. GS Lê Hùng Việt Bảo sớm bộc lộ tư duy toán học vượt trội và nuôi dưỡng đam mê với ngành Toán học từ nhỏ. Ông từng được Forbes vinh danh trong danh sách Top 30 Under 30 của châu Á. Trong khi đó, GS Nguyễn Trọng Cảnh đi lên từ các lớp chuyên và dần khẳng định tài năng qua các kỳ thi quốc gia, trước khi tiếp tục hành trình học thuật tại nước ngoài. Ảnh: Forbes.

10. Ngô Quý Đăng: 20 năm kể từ thành tích tuyệt đối của đôi bạn Lê Hùng Việt Bảo và Nguyễn Trọng cảnh, Việt Nam mới một lần nữa có thí sinh đoạt huy chương vàng với điểm tuyệt đối tại IMO là em Ngô Quý Đăng (sinh năm 2004). Nhờ thành tích ấn tượng, Quý Đăng được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì, nhận bằng khen của Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... Đăng cũng là gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2020, gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Quý Đăng là gương mặt tiêu biểu cho lĩnh vực Học tập. Ảnh: Moet.

10. Ngô Quý Đăng: 20 năm kể từ thành tích tuyệt đối của đôi bạn Lê Hùng Việt Bảo và Nguyễn Trọng cảnh, Việt Nam mới một lần nữa có thí sinh đoạt huy chương vàng với điểm tuyệt đối tại IMO là em Ngô Quý Đăng (sinh năm 2004). Nhờ thành tích ấn tượng, Quý Đăng được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì, nhận bằng khen của Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... Đăng cũng là gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2020, gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Quý Đăng là gương mặt tiêu biểu cho lĩnh vực Học tập. Ảnh: Moet.

znews.vn
Nguồn:https://lifestyle.znews.vn/nhung-nguoi-viet-tung-dat-diem-tuyet-doi-tai-olympic-toan-quoc-te-post1570222.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Những thảm nhựa 'nước rút' trên cao tốc Bắc - Nam qua Gia Lai
Lạc bước giữa thế giới hoang dã tại vườn chim ở Ninh Bình
PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm