Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phát triển nền văn học nghệ thuật Đắk Lắk trên chặng đường mới

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển với nhiều thăng trầm của lịch sử, từ nền tảng của vốn quý văn hóa dân gian đậm bản sắc các dân tộc Tây Nguyên, văn học nghệ thuật Đắk Lắk được hình thành, từng bước khẳng định qua thời gian.

Báo Đắk LắkBáo Đắk Lắk14/05/2025

Sau 50 năm ngày thống nhất đất nước, văn học nghệ thuật (VHNT) Đắk Lắk có nhiều bứt phá và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Bước vào kỷ nguyên mới của đất nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi đang có, Đắk Lắk cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực ảnh hưởng đến cục diện chính trị, kinh tế trong nước, đồng thời phải luôn đối mặt với biến đổi khí hậu, dịch bệnh...

Những thách thức ấy đòi hỏi cả hệ thống chính trị trong tỉnh trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống, cần tiếp tục khơi dậy, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế; quán triệt sâu sắc, toàn diện, đầy đủ và thực hiện nghiêm túc quan điểm: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ gìn và phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng tinh thần của xã hội, tạo động lực cho phát triển bền vững.

1
Đại biểu tham quan các tác phẩm ảnh nghệ thuật được trưng bày tại Hội thảo khoa học sự phát triển của văn học, nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk sau 50 năm Ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025). Ảnh: Hồng Thúy

Theo đó, để nền VHNT Đắk Lắk tiếp tục phát triển, phát huy vai trò to lớn trong chặng đường mới, tỉnh cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, văn bản của Đảng trong lĩnh vực VHNT, đặc biệt là Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị, Chương trình số 23-Ctr/TU, ngày 14/10/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kết luận số 76-KL/TW, ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước” và các văn bản có liên quan.

Cùng với đó, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về các lĩnh vực VHNT trong bối cảnh tình hình mới; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, có phẩm chất, năng lực bản lĩnh, nhiệt huyết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thực hiện tốt các định hướng phát triển văn hóa, nghệ thuật. Đồng thời, đề xuất xây dựng và thực hiện tốt chính sách thu hút, đãi ngộ, chăm lo để lực lượng văn nghệ sĩ có điều kiện phát huy tài năng, đóng góp tích cực cho nền VHNT của tỉnh; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ là người dân tộc thiểu số có năng khiếu, nhiệt huyết.

Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn các lĩnh vực VHNT. Bên cạnh việc tạo điều kiện hoạt động, sáng tác, cần chủ động phòng ngừa, phê phán, xử lý các hoạt động sáng tác truyền bá tư tưởng tiêu cực, sai trái, đi ngược lại truyền thống đạo lý và lợi ích của quốc gia, dân tộc; những thói xấu nảy sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế. Thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động VHNT; chú trọng đầu tư, nâng cấp, phát huy hiệu quả cao nhất các công trình, kết cấu hạ tầng VHNT. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc; chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể.

Nhiều thế hệ thanh thiếu niên buôn Kmrơng Prông A (ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) tham gia đội chiêng trẻ, tập luyện và duy trì hoạt động thường xuyên.
Thanh thiếu niên buôn Kmrơng Prông A (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Hoàng Gia 

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động sáng tác, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức, góp phần định hướng tư tưởng, nhận thức, thẩm mỹ cho quần chúng nhân dân. Các văn nghệ sĩ cần hướng đến sáng tác những tác phẩm lớn, tác phẩm hay, mang giá trị nghệ thuật cao, mang hơi thở của thời đại, tầm vóc của dân tộc, tôn vinh những giá trị cao đẹp để công chúng cảm thụ được, noi theo và hướng đến những giá trị chân – thiện – mỹ trong cuộc sống.

Đối với nghiên cứu lý luận và phê bình VHNT, cần nâng cao chất lượng, thẳng thắn, trung thực, khách quan, tinh tế, góp phần định hướng cho công chúng tiếp nhận những giá trị văn hóa trong và ngoài nước, loại trừ phi văn hóa, chống xu hướng lai căng, thương mại hóa hoặc chạy theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận xã hội, bảo đảm sự phát triển lành mạnh của VHNT, nâng cao trình độ nhận thức và thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công bố, giới thiệu, phổ biến tác phẩm để tác phẩm đến được với đông đảo quần chúng nhân dân.

Đổi mới hoạt động của Hội VHNT tỉnh nhằm nâng cao khả năng tập hợp, động viên, phát huy tiềm năng sáng tạo và phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ văn nghệ sĩ, năng động, chủ động, sáng tạo, đa dạng hóa phương thức hoạt động phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; tăng cường hợp tác, giao lưu; xây dựng, phát triển văn nghệ quần chúng; hướng dẫn, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của dân tộc.

Nguyễn Hoài Dương

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Nguồn: https://baodaklak.vn/van-hoa-du-lich-van-hoc-nghe-thuat/202505/phat-trien-nen-van-hoc-nghe-thuat-dak-lak-tren-chang-duong-moi-d541d04/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn
Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm