Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc thành di sản UNESCO

Búa đã được gõ xác nhận việc quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc thành di sản UNESCO.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên12/07/2025

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và TP.Hải Phòng) hay còn gọi là quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành di sản văn hóa thế giới do UNESCO ghi danh.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc thành di sản UNESCO - Ảnh 1.

Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch kỳ họp đã gõ búa công nhận quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc thành di sản văn hóa thế giới

ẢNH: CỤC DI SẢN VĂN HÓA

Quyết định trên được thông qua vào lúc 13 giờ 2 ngày 12.7.2025 (giờ Paris, Pháp), tức 18 giờ 2 ngày 12.7.2025 (giờ Việt Nam), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) tại Paris. Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch kỳ họp đã gõ nhát búa này.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và TP.Hải Phòng) là di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận. Đây cũng là di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng).

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc thành di sản UNESCO - Ảnh 2.

Cảnh đẹp của quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc

ẢNH: LÃ NGHĨA HIẾU

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc, với Phật giáo Trúc Lâm làm cốt lõi - được thành lập vào thế kỷ 13 bởi các vua nhà Trần. Trong đó, nổi lên đặc biệt là vai trò của Phật hoàng Trần Nhân Tông khi sáng lập thiền phái Trúc Lâm. Bắt nguồn từ cảnh quan núi thiêng Yên Tử, Phật giáo Trúc Lâm đại diện cho một hệ thống triết lý và tinh thần khoan dung, vị tha của Phật giáo. Phật giáo Trúc Lâm cũng là minh chứng cho sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo Đại thừa với đạo đức Nho giáo, vũ trụ quan Đạo giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam.

Thông qua các đền thờ, am thất, tuyến hành hương, bia đá, mộc bản và các di tích được bảo tồn nghiêm cẩn phân bố trên một không gian rộng lớn từ Yên Tử đến Vĩnh Nghiêm và Côn Sơn, Kiếp Bạc, di sản phản ánh đầy đủ các giai đoạn phát triển của Phật giáo Trúc Lâm: từ việc thành lập và thể chế hóa đến sự phục hưng và tiếp tục lan tỏa giá trị sáng tạo, nhân văn. Các điểm di tích này, được hình thành từ nhiều thế kỷ trước đây, luôn thể hiện sự phát triển tiếp nối, đóng vai trò là trung tâm tôn giáo, văn hóa tâm linh, là điểm đến hành hương của hàng triệu du khách mỗi năm.

Sự nổi bật toàn cầu của quần thể  Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới theo các tiêu chí III và VI.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc thành di sản UNESCO - Ảnh 3.

Đoàn Việt Nam tại kỳ họp của UNESCO

ẢNH: CỤC DI SẢN VĂN HÓA

Tiêu chí III: Là sự kết hợp hài hòa giữa Nhà nước, tôn giáo và cộng đồng nhân dân được phát triển từ vùng đất quê hương miền núi Yên Tử, đã tạo ra một truyền thống văn hóa độc đáo có ý nghĩa toàn cầu, định hình bản sắc dân tộc, thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực rộng lớn hơn.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là minh chứng đặc biệt về Phật giáo Trúc Lâm, một truyền thống Thiền độc đáo của Việt Nam. Tích hợp Phật giáo Đại thừa với Nho giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng bản địa, Phật giáo Trúc Lâm đã góp phần định thành nền tảng tinh thần của quốc gia Đại Việt, tạo động lực cho sự trỗi dậy của một quốc gia tự chủ, tự cường, đồng thời thúc đẩy đối thoại văn hóa, tinh thần hữu nghị hòa bình giữa các dân tộc.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc thành di sản UNESCO - Ảnh 4.

Bảo vật quốc gia tượng Trần Nhân Tông

ẢNH: BẢO TÀNG QUẢNG NINH

Tiêu chí VI: Phật giáo Trúc Lâm là một minh chứng có ý nghĩa toàn cầu về cách thức một tôn giáo, xuất phát từ nhiều tín ngưỡng, bắt nguồn và phát triển từ quê hương Yên Tử, đã ảnh hưởng đến xã hội thế tục thúc đẩy một quốc gia mạnh mẽ, bảo đảm hòa bình và hợp tác khu vực.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc thể hiện đầy đủ truyền thống Phật giáo Trúc Lâm, từ việc thành lập tại vùng núi thiêng Núi Yên Tử được chứng minh trong các đền cổ, di tích khảo cổ, đến di tích Chùa Vĩnh Nghiêm và Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; và sự hệ thống hóa các triết lý thể hiện qua các văn bia, di vật liên quan và thực hành nghi lễ. Các di tích này cung cấp đầy đủ đại diện về các chiều kích lịch sử, tinh thần và địa lý của Phật giáo Thiền Trúc Lâm, thể hiện rõ quá trình hình thành, phát triển, mối quan hệ bền vững của các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu trong các không gian lịch sử, văn hóa.

Nguồn: https://thanhnien.vn/quan-the-yen-tu-vinh-nghiem-con-son-kiep-bac-thanh-di-san-unesco-185250712184752072.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy
Nhà máy Z121 sẵn sàng cho đêm Chung kết Pháo hoa Quốc tế
Tạp chí du lịch danh tiếng ca ngợi hang Sơn Đoòng 'kỳ vĩ nhất hành tinh'
 Hang động huyền bí hấp dẫn khách Tây, được ví như 'động Phong Nha' ở Thanh Hóa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm