Rộn ràng Tết thiếu nhi của người Hà Nhì

Việt NamViệt Nam14/01/2025


Ở nơi rẻo cao quanh năm mây phủ sương giăng, người Hà Nhì đen đón xuân mới với nhiều lễ hội truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Sau lễ cúng rừng cảm tạ thần rừng ban cho không gian sinh tồn an toàn, cuộc sống bình yên, mùa màng tươi tốt, người Hà Nhì đen sẽ tổ chức Tết thiếu nhi để cầu cho các em nhỏ trong thôn bản khỏe mạnh, chăm ngoan và học hành đạt kết quả tốt.

 

Có thể là hình ảnh về 7 người và trẻ em

Có thể là hình ảnh về 1 người và đồ uống

Có thể là hình ảnh về 8 người

Nhiếp ảnh gia Thành Thế Vinh tuy sống và làm việc ở Hà Nội nhưng lại dành nhiều thời gian nghiên cứu, điền dã ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tết thiếu nhi của người Hà Nhì là một trong những lễ hội mang dấu ấn văn hóa, tinh thần tươi vui của đồng bào ở bản Kin Chu Phìn, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mà nhiếp ảnh gia muốn chia sẻ thông tin, giới thiệu bộ ảnh tới độc giả của Tạp chí Heritage.

 

Có thể là hình ảnh về 5 người và văn bản

Có thể là hình ảnh về 3 người

Có thể là hình ảnh về 1 người, trẻ em và văn bản

Lễ cúng rừng (Gạ Ma Do) và Tết thiếu nhi (Gạ Ma O) là hai sinh hoạt văn hóa cộng đồng quan trọng bậc nhất của người Hà Nhì đen khi xuân về. Nếu như lễ cúng rừng được tổ chức vào ngày 3 ngày Thìn, Tỵ, Ngọ đầu tiên của tháng Giêng thì Tết thiếu nhi được tổ chức nối tiếp ngay từ ngày Ngọ khi các thủ tục cuối cùng của lễ cúng rừng kết thúc.

 

Có thể là hình ảnh về 7 người và văn bản

Có thể là hình ảnh về 7 người

Có thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em và Saqsaywaman

Có hai phần lễ và hội trong ngày Tết thiếu nhi. Phần lễ sẽ chỉ những người đàn ông có gia đình được tham gia cúng tế. Thầy cúng cùng đại diện các gia đình, thường là những nhà có tin vui như có cặp nên duyên vợ chồng hay mới sinh em bé làm lễ xin thần linh và tổ tiên ban cho sức khỏe, trí tuệ, bình an.

Có thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em và văn bản

Có thể là hình ảnh về 14 người và văn bản

Có thể là hình ảnh về 2 người

Lễ vật dâng cúng thần linh, tổ tiên được chuẩn bị chu đáo gồm các sản vật núi rừng hay các món ngon truyền thống do bà con chế biến từ thịt lợn, thịt gà, cá suối, lạc, đỗ, bí đỏ, các loại khoai và rau rừng, trứng…và tất nhiên không thể thiếu những chén rượu. Đặc biệt, mỗi mâm lễ đều có một nhành hoa như hoa đào hay hoa rừng khoe sắc tươi tắn.

Tạp chí Heritage


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Ngư dân Bình Định '5 thuyền 7 lưới' tấp nập khai thác ruốc biển
Báo nước ngoài hết lời khen 'vịnh Hạ Long trên cạn' ở Việt Nam
Xuyên đêm bủa lưới ở Cù Lao Chàm, ngư dân xứ Quảng trúng đậm cả chục tấn cá cơm
DJ top 1 thế giới khám phá Sơn Đoòng, khoe video triệu view

No videos available